Thể lệ Cuộc thi “Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh"

Đăng lúc: 14:51:55 05/07/2019 (GMT+7)

Thực hiện Kế hoạch số 150-KH/TU, ngày 03/6/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2019) và 50 năm ngày mất của Người (02/9/1969 - 02/9/2019); Căn cứ Quyết định số 3071-QĐ/TU, ngày 24 tháng 6 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi “ Học tập Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; Kế hoạch số 01-KH/BTC, ngày 27/6/2019 của Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh, Ban tổ chức Cuộc thi ban hành Thể lệ Cuộc thi , như sau:

7B-06052019.jpg
Di chúc của Bác Hồ. (Ảnh tư liệu. Nguồn: hochiminh.vn)

I. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI

1. Đối tượng

- Đối tượng dự thi là cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân được cấp uỷ cơ sở lựa chọn, giới thiệu và đăng ký dự thi.

- Đơn vị nào có bổ sung hoặc thay thế thí sinh dự thi phải báo cáo về Ban Tổ chức Cuộc thi (trước ngày thi 5 ngày và được sự đồng ý của Ban tổ chức Cuộc thi).

- Trong trường hợp cần thiết, Ban tổ chức cuộc thi cấp trên có thể chỉ định thêm số lượng đội ở cấp dưới tham gia thi cấp trên.

2. Nội dung

Học thuộc, nắm vững và vận dụng vào hoạt động thực tiễn nội dung bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Công bố năm 1969).

3. Hình thức thi

a. Phần thuyết trình

- Thuyết trình là hình thức chủ yếu của cuộc thi, gồm các nội dung:

+ Thí sinh dự thi trình bày đầy đủ phần nội dung trong câu hỏi đã bốc thăm.

+ Phân tích nội dung của đoạn Di chúc vừa trình bày trong câu hỏi.

+ Liên hệ bản thân và đơn vị, địa phương.

- Thời gian không quá 10 phút.

b. Trả lời câu hỏi phụ

Ngoài phần thi thuyết trình, mỗi thí sinh phải trả lời câu hỏi phụ xung quanh nội dung chủ đề về tác phẩm Di chúc và thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thời gian trả lời không quá 5 phút.

II. QUY ĐỊNH VỀ CHẤM THI, THỜI GIAN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ DỰ THI

1. Chấm thi

1.1. Nguyên tắc chấm thi: Từng thành viên Ban Giám khảo chấm điểm độc lập, theo các tiêu chuẩn và thang điểm trong phiếu chấm điểm. Trong một phần thi của các đội, nếu số điểm đánh giá giữa các giám khảo chênh nhau từ 1,5 điểm trở lên thì Ban Giám khảo hội ý, thống nhất; kết quả cuối cùng do Trưởng Ban Giám khảo quyết định.

1.2. Thang điểm chấm thi

+ Kết quả mỗi phần dự thi của các đội được tính theo thang điểm l0.

+ Kết quả điểm thi là trung bình cộng của điểm thuyết trình (hệ số 2) và điểm trả lời câu hỏi phụ (hệ số 1).

1.3. Tổ chức chấm thi

- Cấp xã, phường, thị trấn và cơ quan, đơn vị: Do thường trực cấp ủy cấp huyện căn cứ vào tình hình cụ thể của các địa phương, đơn vị quy định.

- Cuộc thi cấp huyện: Do Ban Tổ chức cuộc thi cấp huyện, thị, thành phố và tương đương thành lập Ban Giám khảo, tổ chức chấm, lựa chọn 01 đội xuất sắc nhất tham dự cuộc thi cấp tỉnh.

- Cuộc thi cấp tỉnh: Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh thành lập Ban giám khảo, tổ chức chấm thi theo thang điểm đã được Ban Tổ chức cuộc thi quy định. Cuộc thi cấp tỉnh được tổ chức 02 vòng thi (Vòng thi cụm và vòng thi chung kết).

+ Vòng thi cụm: Toàn tỉnh chia làm 3 cụm thi. Mỗi cụm chọn 03 đội xuất sắc nhất tham gia dự thi vòng thi chung kết.

+ Vòng thi chung kết: Gồm 09 đội xuất sắc nhất của 03 cụm thi.

+ Căn cứ kết quả 2 vòng thi (Vòng thi cụm và vòng thi chung kết), Ban Tổ chức sẽ lựa chọn và trao các giải nhất, nhì, ba và khuyến khích cho các đội tham dự cuộc thi.

2. Thời gian và thủ tục đăng ký dự thi

2.1. Thời gian: Các huyện, thị, thành uỷ và các đảng ủy trực thuộc tổ chức chấm, chọn 01 đội xuất sắc nhất và báo cáo đánh giá kết quả tổ chức cuộc thi của đơn vị mình về Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh (qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy) trước ngày10/8/2019.

2.2. Thủ tục đăng ký dự thi: Gồm danh sách trích ngang của đội thi (Họ và tên, năm sinh, chức vụ - đơn vị công tác, trình độ chuyên môn, lý luận) có xác nhận của Ban Tổ chức cuộc thi cấp huyện, gửi về Ban Tổ chức cấp tỉnh theo địa chỉ: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, số 04, Hà Văn Mao, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

III. GIẢI THƯỞNG CUỘC THI

Các đội đạt giải tại cuộc thi được tặng giấy chứng nhận và phần thưởng trị giá bằng tiền theo các mức độ như sau:

1. Cấp huyện, thị, thành phố, đảng bộ trực thuộc tỉnh: Do Ban Tổ chức cuộc thi cấp huyện quyết định.

2. Cấp tỉnh:

+ 01 giải Nhất trị giá 10.000.000 đồng.

+ 03 giải Nhì, mỗi giải trị giá 6.000.000 đồng.

+ 05 giải Ba, mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.

+ 23 giải Khuyến khích, mỗi giải trị giá 1.500.000 đồng.

IV. TỔNG KẾT, CÔNG BỐ KẾT QUẢ VÀ KHIẾU NẠI KẾT QUẢ CUỘC THI

1. Tổng kết, công bố kết quả cuộc thi

- Trước khi kết thúc cuộc thi, Ban Tổ chức cuộc thi phải tổ chức tổng kết cuộc thi. Buổi tổng kết cuộc thi phải có sự tham dự của đại diện lãnh đạo đơn vị tham dự cuộc thi và tất cả các đội tham dự cuộc thi.

- Kết quả cuộc thi phải được công bố công khai tại buổi tổng kết cuộc thi và báo cáo bằng văn bản lên cấp trên có thẩm quyền tổ chức cuộc thi.

- Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh tổ chức tổng kết và trao giải (dự kiến trước ngày 31 tháng 8 năm 2019).

2. Khiếu nại và xử lý vi phạm

Các đội tham gia cuộc thi được quyền khiếu nại về kết quả chấm thi và xếp giải cuộc thi. Việc khiếu nại phải thông qua Ban Tổ chức cuộc thi của đơn vị mình. Ban Tổ chức cuộc thi phải giải quyết mọi khiếu nại trước khi kết thúc cuộc thi. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức không giải quyết những thắc mắc, kiến nghị sau đó (nếu có), kể cả những khiếu nại đã được giải quyết trong cuộc thi (nếu tiếp tục đề nghị).

Thể lệ cuộc thi này có hiệu lực kể từ ngày ký và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc sửa đổi, điều chỉnh nội dung Thể lệ cuộc thi chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh./. 
Nguồn: baothanhhoa.vn
Tin nổi bật
Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của...Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát ...
Tự hào vững bước dưới lá cờ vẻ vang của ĐảngTự hào vững bước dưới lá cờ vẻ vang của Đảng
Bài 4: Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc chính sách dân tộc của Việt NamBài 4: Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc chính sách dân tộc của Việt Nam
Bài 3: Nhận diện âm mưu, thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chính sách dân tộc ở Việt NamBài 3: Nhận diện âm mưu, thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chính sách dân tộc ở Việt Nam
Bài 2: Việt Nam tích cực thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộcBài 2: Việt Nam tích cực thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc