
Nữ giám đốc trẻ xây nhà trọ 0 đồng, mang mái ấm đến cho bệnh nhân chạy thận
Bỏ số tiền lớn ra mua mảnh đất 300m2 tại trung tâm TP. Hạ Long, Quảng Ninh, gia đình chị Dương không dùng để ở mà xây khu nhà trọ cho bệnh nhân nghèo đang phải chạy thận lưu trú miễn phí.

Gần 6 năm nay, hàng chục bệnh nhân nghèo đã đi và đến trú ngụ tại xóm trọ ở tổ 51, khu 4, phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long, Quảng Ninh trong thời gian điều trị suy thận.
Người dân xung quanh gọi đây là 'xóm chạy thận", bởi những người ở đây toàn là bệnh nhân suy thận cấp độ 4-5 và đang theo phác đồ điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Khác với những khu trọ lân cận, nơi này cho bệnh nhân nghèo ở miễn phí.
Ngả lưng xuống chiếc ghế trước cửa phòng, cô Năm kể, tính đến nay là 11 năm bản thân sống chung với căn bệnh quái ác.Căn bệnh khiến sức khoẻ của cô đi xuống trầm trọng. Trên cánh tay cô hiện rõ những đoạn u thịt nhức buốt, bằng chứng cho những lần phải chọc kim tiêm vào tĩnh mạch để lọc máu.
Cũng ngần ấy năm, cô thường xuyên phải xa gia đình để ở gần cơ sở y tế nhằm duy trì sự sống. Thời gian đầu, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô Năm thuê những phòng chật hẹp, ngột ngạt gần bệnh viện. Dẫu thế, chi phí chỗ ở và sinh hoạt vẫn là gánh nặng kinh tế đè lên gia đình, bởi nguồn thu chính là từ việc làm nông ở quê.
Năm 2019, trong một lần tình cờ, cô Năm được các y, bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh giới thiệu tới xin ở tại khu nhà trọ miễn phí. Cạnh phòng cô Năm là phòng của cô Chìu Sám Múi (54 tuổi, quê huyện Bình Liêu) mới tới ở xóm trọ này được 8 tháng. Trước đó, cô Múi phải lang thang ở ghép phòng tại những khu trọ tập thể khác. Chi phí tiền phòng trọ và sinh hoạt mỗi tháng cũng phải mất gần 4 triệu đồng.
"Tôi và mọi người ở đây rất thoải mái, không còn đau đầu nghĩ về chi phí thuê trọ. Mọi người cùng cảnh bệnh tật đùm bọc lẫn nhau. Để giảm chi phí sinh hoạt, chúng tôi trồng thêm rau, nhiều phòng nấu ăn chung để đỡ đi cảm giác nhớ nhà", cô Múi tâm sự.
Cô Năm và cô Múi là 2 trong số 8 người đang ở tại khu trọ miễn phí. Mỗi người đến từ một nơi khác nhau, có hoàn cảnh khác nhau, nhưng họ xích lại gần nhau, sống quây quần như 1 gia đình.
Theo Vietnamnet
- “Bà Năm khuyến học”
- Những người khuyết tật vượt nghịch cảnh
- Thầy Lê Quang Tám tâm huyết với sự nghiệp trồng người
- Cán bộ, chiến sĩ Trại tạm giam Công an tỉnh lan tỏa nghĩa cử cao đẹp hiến máu cứu người
- Nam sinh 10 năm được bạn cõng tới trường tốt nghiệp ĐH Bách khoa loại giỏi
- Trưởng Công an xã giàu lòng nhân ái
- Cô giáo trẻ say mê với công tác Đoàn
- Quán mì độc lạ chỉ 1.000 đồng/tô
- Nữ giáo viên vùng biên lo bữa ăn, giấc ngủ cho học sinh
- Trại cứu hộ 800 con chó của người đàn ông Hà Nội

