Chị Nguyễn Thị Lý vượt khó từ trồng cây củ niễng

Đăng lúc: 09:00:00 05/11/2019 (GMT+7)

Củ niễng được biết đến không chỉ là món ăn đặc sản mà còn có giá trị kinh tế cao của tỉnh Nam Định. Sau một thời gian tìm hiểu, gia đình chị Nguyễn Thị Lý, thôn 1, xã Thiệu Vân, đã đưa cây củ niễng về trồng tại địa phương. Đây được xem là mô hình mới của toàn tỉnh và đang có nhiều triển vọng được xã Thiệu Vân đưa vào thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nhân rộng trên địa bàn.

Cách đây 3 năm, gia đình chị Nguyễn Thị Lý đưa cây củ niễng vào trồng trên vùng đất sâu trũng, cấy lúa không hiệu quả. Năm đầu tiên, chị Lý ra tận Nam Định học tập kinh nghiệm và mua giống về trồng thử nghiệm 2 sào niễng, thấy phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương và phát triển tốt nên chị đã mở rộng dần diện tích lên 1,5 ha.

IMG20191031085602-600x450.jpg

Toàn bộ diện tích trồng cây củ niễng của gia đình chị Nguyễn Thị Lý xã Thiệu Vân

Cây niễng, có nơi còn gọi là lúa bắp, hình dáng giống cây lau, sậy, có đặc tính ưa nước, dễ sống ở đất nhiều bùn, chân đất thịt, bãi bồi ven sông… Theo chị Lý, cây niễng bắt đầu trồng từ tháng 2 âm lịch, kỹ thuật trồng khá đơn giản, chỉ bỏ công làm cỏ và bón thêm phân chuồng hoặc phân NPK. Sau đó, không phải chăm sóc, đợi đến tháng 10 âm lịch thì thu hoạch. Không chỉ thế, cây niễng sống rất khỏe, chịu được thời tiết mưa, nắng; người trồng cần mua giống năm đầu tiên và nhân giống trồng lâu dài. Do đây là loại thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao nên thị trường ưa chuộng. Toàn bộ sản phẩm của gia đình chị được thương lái đến đặt mua tận nơi. Ngoài thu hoạch củ, lá cây niễng còn được tận dụng bán cho các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu và làm thức ăn cho gia súc. Trung bình 1ha trồng niễng, cho gia đình chị thu nhập 200 triệu đồng/ năm.

IMG20191031091110-600x450.jpg
Vợ chồng chị Nguyễn Thị Lý và cán bộ lãnh đạo xã Thiệu Vân bên sản phẩm củ cây niễng.

Ngoài trồng cây củ niễng, gia đình chị Lý còn chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt ngan… để có thêm thu nhập những lúc nông nhàn. Nhờ siêng năng, chăm chỉ cần cù lao động nên chăn nuôi đến đâu mát tay đến đó, toàn bộ các sản phẩm từ chăn nuôi đều được chị Lý mang ra chợ bán.

Từ hiệu quả mô hình của gia đình chị Lý, xã Thiệu Vân đang vận động các hộ dân có diện tích đất vùng sâu trũng học tập kinh nghiệm để chuyển đổi sang trồng cây niễng. Đồng thời, giao cho Hội phụ nữ đấu mối liên kết với các đơn vị doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho người dân.
baothanhhoa.vn
Tin nổi bật
TUỔI TRẺ VNPT RA QUÂN HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH HÈ NĂM 2025TUỔI TRẺ VNPT RA QUÂN HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH HÈ NĂM 2025
HỌC KỲ QUÂN ĐỘI 2025: RÈN LUYỆN ĐỂ TRƯỞNG THÀNH – TRUI RÈN TRONG LỬA ĐỎHỌC KỲ QUÂN ĐỘI 2025: RÈN LUYỆN ĐỂ TRƯỞNG THÀNH – TRUI RÈN TRONG LỬA ĐỎ
HÃY TỰ TIN CHÚNG TÔI ĐI CÙNG BẠN HÃY TỰ TIN CHÚNG TÔI ĐI CÙNG BẠN
THĂM HỎI, ĐỘNG VIÊN CÁC EM HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN HỌC TẬP TỐT TRƯỚC KỲ THI VÀO LỚP 10 NĂM...THĂM HỎI, ĐỘNG VIÊN CÁC EM HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN HỌC TẬP TỐT TRƯỚC KỲ THI VÀO LỚP 10 NĂM ...
Hành trình về với địa chỉ đỏ và sinh hoạt câu lạc bộ Lý luận trẻ với chủ đề “Sáng mãi chủ nghĩa anh...Hành trình về với địa chỉ đỏ và sinh hoạt câu lạc bộ Lý luận trẻ với chủ đề “Sáng mãi chủ ...