Cô giáo miền xuôi gắn bó với học trò vùng cao Quan Hóa

Đăng lúc: 09:53:47 13/01/2020 (GMT+7)

Càng gắn bó với học sinh vùng cao, cô càng thấy yêu nghề, mến trẻ và muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho giáo dục miền núi. Đó là tâm sự của cô giáo Mai Thị Tuyết, sinh năm 1982, quê ở xã Nga Yên (Nga Sơn), giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) Quan Hóa.

176d6211005t61091l0.jpg
Cô giáo Mai Thị Tuyết hướng dẫn các em học sinh trong đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường ôn tập bài.

Năm 2003, sau khi tốt nghiệp Khoa văn, Giáo dục công dân, Trường Đại học Hồng Đức, cô giáo trẻ Mai Thị Tuyết được ngành giáo dục và đào tạo phân công lên công tác tại Trường THCS Hiền Chung (Quan Hóa). Nhớ lại những ngày đầu mới về trường với bao nhiêu khó khăn vất vả, cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn, giao thông cách trở; 100% học sinh đều là người dân tộc thiểu số, hoàn cảnh rất khó khăn, vì vậy tình trạng học sinh bỏ học thường xuyên xảy ra. Nhưng với lòng yêu nghề, mến trẻ, cô Tuyết và các thầy, cô trong nhà trường không quản ngày đêm, đường sá xa xôi đến tận các thôn, bản vận động học sinh đến trường. Năm 2004, cô Tuyết được điều động về giảng dạy tại Trường PTDTNT Quan Hóa. So với các ngôi trường khác ở vùng cao, Trường PTDTNT Quan Hóa có điều kiện thuận lợi hơn, song đặc thù học sinh là con em đồng bào dân tộc, đường sá đi lại khó khăn nên hầu hết các em tập trung về đây sống, học tập và rèn luyện dưới một mái nhà chung. Do vậy, cô cùng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường luôn xác định mình vừa là thầy, cô giáo dạy văn hóa, đồng thời còn là người cha, người mẹ dạy và uốn nắn để hình thành nhân cách sống cho các em, chăm sóc các em từ bữa ăn, giấc ngủ. Từ đó, giúp các em có năng lực tự quản, chủ động học tập, lao động và tự chăm sóc bản thân. Ngoài ra, việc truyền thụ văn hóa, tiếp cận nhận thức với các em học sinh cũng rất khó khăn, vì vậy cô cùng tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường luôn tìm hiểu, lựa chọn nhiều hình thức tổ chức giảng dạy phù hợp với năng lực từng học sinh. Bản thân cô tự tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy sao cho học sinh dễ hiểu nhất. Trong năm học 2017-2018, cô được nhà trường phân công phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi môn Văn khối 7, Giáo dục công dân khối 6, 9. Kết quả, có hai học sinh đạt giải cấp tỉnh môn Giáo dục công dân lớp 9; 4 học sinh đạt giải cấp huyện; 1 học sinh lớp 7 đạt giải môn Ngữ văn cấp huyện. Bản thân cô Tuyết còn hướng dẫn 3 học sinh, với 2 đề tài tham gia cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên mô để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh THCS” cấp huyện và có 2 học sinh đạt giải nhì; đồng thời, bài thi được gửi tham gia giải cấp tỉnh và đạt giải khuyến khích.

Với những thành tích đã đạt được, nhiều năm liên tục cô giáo Mai Thị Tuyết đã được các cấp, các ngành tặng nhiều giấy khen. Đặc biệt, trong năm học 2018-2019, cô vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen do có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm học 2017-2018 đến năm học 2018-2019. 
baothanhhoa.vn
Tin nổi bật
Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát triển của...Phát biểu của Tổng Bí thư về công tác nhân sự có ý nghĩa chiến lược, gắn liền với sự phát ...
Tự hào vững bước dưới lá cờ vẻ vang của ĐảngTự hào vững bước dưới lá cờ vẻ vang của Đảng
Bài 4: Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc chính sách dân tộc của Việt NamBài 4: Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc chính sách dân tộc của Việt Nam
Bài 3: Nhận diện âm mưu, thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chính sách dân tộc ở Việt NamBài 3: Nhận diện âm mưu, thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chính sách dân tộc ở Việt Nam
Bài 2: Việt Nam tích cực thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộcBài 2: Việt Nam tích cực thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc