Về Thanh Hóa nghe chuyện anh Núi thoát nghèo!

Đăng lúc: 08:08:24 21/10/2019 (GMT+7)

Nếu có dịp đi trên đường Hồ Chí Minh qua địa phận xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa bạn sẽ thấy có vô số những điểm bán nem chua Xuân Núi. Hỏi địa chỉ tới nhà anh thanh niên Nguyễn Xuân Núi, chắc chắn sẽ được người dân chỉ dẫn một cách tận tình, bởi anh là tấm gương tiêu biểu về việc vươn lên làm kinh tế để thoát nghèo.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Hồng Đức, anh thanh niên Nguyễn Xuân Núi loay hoay xin việc nhưng không đúng với chuyên ngành mình đã học đại học. Lang thang khắp nơi từ Nam ra Bắc làm đủ mọi công việc nhưng sự nghiệp & tương lai dường như vẫn khá mờ mịt. Đến năm 2012 sau khi lập gia đình. Núi ở lại Hà Nội để làm một anh thợ sơn, còn vợ thì buôn bán nhỏ ở nhà.

Khi có được đứa con đầu lòng, hai vợ chồng quyết định trở về quê nhà để lập nghiệp. Được bố mẹ giao cho 1 hecta đất thịt và 3 hecta đất đồi để có “vốn” làm ăn, hai vợ chồng nỗ lực bám đất bám rừng để mưu sinh, nuôi con và lo làm kinh thế. Vợ chồng núi dùng hết diện tích đất có để trồng mía, trồng keo nguyên liệu làm sự nghiệp sinh nhau, thế nhưng sau đó anh nhận thấy nếu chỉ như vậy thì cuộc sống khó mà phát triển được chứ chưa nói đến làm giàu.

Chí trai, hàng đêm Núi đau đáu tìm cho mình một con đường đi mới để có thể đưa cuộc sống khấm khá hơn, vợ con có được cuộc sống dư dả đủ đầy hơn. Nghĩ mãi, đầu năm 2016, Núi cầm 3 triệu đồng – số tiền cuối cùng trong nhà còn lại lúc đó để bắt đầu một sự nghiệp mới, khăn gói xuống thành phố để theo học nghề làm nem, giò, chả.

Sau khi đã học được các kiến thức cơ bản, Núi trở về và bắt đầu cho hoạt động sản xuất. Hai vợ chồng cùng với 3 nhân công anh thuê ngoài tích cực làm nem để bán với chất lượng tốt nhất có thể. Thế nhưng, hai tháng trờ trôi qua, Núi vẫn không có được khách hàng, nem bị ế vì không có nhiều người mua, sản phẩm tồn kho phải hủy, lương cho 3 nhân công vẫn phải trả, Núi trở nên kiệt quệ về tài chính. Thậm chí, toàn bộ tiền nhân công, tiền nguyên liệu… vợ chồng Núi phải đi vay lãi.

Thế nhưng, không nản chí, Núi bàn với vợ tìm cách để vay mượn ngân hàng và anh em bè bạn để đi tiếp con đường. Vay được tiền rồi, Núi thức trắng nhiều đêm để tìm ra cho mình lý do thất bại và hướng đi mới. Anh nhận thấy, nem của mình làm ra quá giống với các sản phẩm khác đi trước, không có sự khác biệt mới mẻ, không tạo được dấu ấn riêng, chính vì thế khó bước chân được vào thị trường vốn đang mạnh ở Thanh Hóa.
1.png
Chàng thanh niên Nguyễn Xuân Núi (bên trái) – gương thanh niên làm kinh tế giỏi.
Day dứt với điều đó, Núi hạ quyết tâm tìm ra một bí quyết đặc thù của riêng mình để làm sao cho các sản phẩm làm ra được thơm ngon và hấp dẫn hơn. Bằng mọi giá phải có bí quyết riêng thì sản phẩm mới trở thành một yếu tố đặc biệt được, Núi bắt đầu mày mò, nghiên cứu.

Không phụ ý chí của chàng trai trẻ, cuối cùng một bí quyết đã được Núi xây dựng thành công, sản phẩm nem của anh dần được nhiều người tiêu dùng biết đến, những khoản lãi đầu tiên đã dần có.
2.png
01 hecta đang trồng mía không năng suất đã được Núi chuyển sang trồng chuối lấy lá để phục vụ nguyên liệu cho chính mình.
Khi số lượng sản phẩm được sản xuất ra theo nhu cầu của thị trường ngày một cao, nguồn nguyên liệu lá chuối để gói trở nên bấp bênh, Núi quyết định phá hẳn 1 hecta đang trồng mía không có chất lượng để tự trồng chuối, tự cung cấp nguồn lá ổn định cho chính mình.

Trao đổi với phóng viên Bảo vệ Rừng và Môi trường, anh Núi cho biết: Ở thời điểm hiện tại, riêng sản phẩm Nem chua Xuân Núi hàng ngày đã tiêu thụ hết hơn 2000 chiếc, những ngày lễ, tết anh bán ra khoảng gần 20.000 cái. Giò, chả của cơ sở anh làm chủ yếu cung cấp cho khu vực nhà hàng, trường học và nhập cho các tiểu thương 4 xã xung quanh một ngày khoảng 40kg, chưa kể những khách cho sự kiện riêng lẻ.
3.png
 
Hàng ngày, riêng sản phẩm nem chua Xuân Núi được xuất bán tối thiểu 2000 chiếc, cao điểm lên tới 20.000 chiếc.
Nem chua Xuân Núi hiện nay đã có mặt tại Hà Nội, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Đồng Nai, … Đặc biệt, đoạn đường Hồ Chí Minh qua địa phận xã Thạch Lâm, Thạch Quảng có vô số những điểm bán hàng nem chua Xuân Núi. Anht âm sự, nguồn thu từ việc gói bán nem, giò, chả khiến anh vui chỉ là một phần, một phần nữa là anh thấy mình có ích khi tạo được công ăn việc làm cho bà con xung quanh. Ngày thường, cơ sở sản xuất nem, giò, chả của anh thuê 7 nhân công làm việc, những kỳ lễ, tết có khi đến 30 – 40 người làm việc hết công suất mới đủ sản phẩm để cung cấp ra thị trường.

Sau khi cơ sở sản xuất nem, giò, chả dần đi vào ổn định và mang lại thu nhập, anh Núi tiếp tục mở cơ sở sản xuất đá thủ công mỹ nghệ. Anh đóng góp cổ phần với mộtngười bạn, mở cơ sở chính ở huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Còn nhà anh là cơ sở thứ hai, chuyên trưng bày và nhận các công trình đá thủ công mỹ nghệ khu vực huyện Thạch Thành và các vùng lân cận thuộc tỉnh Hòa Bình. Tuy mới thành lập được không lâu, nhưng anh Núi cho biết, anh vừa nhận công trình trị giá 2,2 tỷ đồng cho việc trang trí đá mỹ nghệ cho một đại gia ở tỉnh Hòa Bình.
4.png
Hiện nay anh Núi cũng đã góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân tại địa phương.
Từ việc trồng chuối lấy lá gói nem, giò, chả, anh Núi nảy ra ý định nuôi gà sạch từ trùn quế để quay lại lấy phân gà bón cho cây chuối lá. Hiện nay trang trại nuôi gà thử nghiệm của anh đang nuôi 1500 con gà ri Hòa Bình từ nguồn thức ăn chủ yếu là trùn quế. Dự kiến sang nửa năm 2019 sẽ cho thu hoạch lứa gà đầu tiên. Cách đây 4 năm, diện tích đất đồi 3 hecta anh trồng keo nguyên liệu, một vùng được anh bao quanh bằng rào thép gai để thả gà vườn. Cây keo sau 3 năm nữa sẽ cho thu hoạch.
5.png
Ngoài lĩnh vực làm nem, giò, chả, hiện nay anh Núi cũng bước chân vào ngành đá thủ công mỹ nghệ và cũng đã có những thành công bước đầu.
Anh Núi cho biết, trong năm 2018 này, trừ mọi chi phí từ việc sản xuất nem, giò, chả, đá thủ công mỹ nghệ, gia đình anh đã có thu nhập gần 400 triệu đồng. Anh dự tính sang năm 2019 sẽ mở thêm cơ sở sản xuất sợi bún, phở. Nếu thuận lợi, anh sẽ mở thêm cơ sở chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gà từ nguyên liệu chính là trùn quế.
6.png
Phần diện tích đất còn lại, vợ chồng anh Núi vẫn duy trì các hoạt động trồng keo và mía
.
Bằng hai bàn tay trắng, nhưng với sức trẻ, sự nhiệt huyết cùng với ý chí, nghị lực và quyết tâm đã giúp chàng thanh niên Nguyễn Xuân Núi vươn lên thoát nghèo, làm giàu bằng chính đôi tay và sức lao động chân chính. Anh là tấm gương để những thanh niên trong vùng học tập và làm theo.
Nguồn: baovemoitruong.org.vn
Tin nổi bật
Bài 4: Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc chính sách dân tộc của Việt NamBài 4: Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc chính sách dân tộc của Việt Nam
Bài 3: Nhận diện âm mưu, thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chính sách dân tộc ở Việt NamBài 3: Nhận diện âm mưu, thủ đoạn, luận điệu xuyên tạc, phủ nhận chính sách dân tộc ở Việt Nam
Bài 2: Việt Nam tích cực thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộcBài 2: Việt Nam tích cực thực hiện Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc
Loạt bài: Không thể xuyên tạc, phủ nhận thành tựu chính sách dân tộc ở Việt NamLoạt bài: Không thể xuyên tạc, phủ nhận thành tựu chính sách dân tộc ở Việt Nam
Bác bỏ những luận điệu xuyên tạc bài viết về Đảng của Tổng Bí thưBác bỏ những luận điệu xuyên tạc bài viết về Đảng của Tổng Bí thư