Thực trạng văn hóa học đường hiện nay
Đăng lúc: 08:46:15 25/10/2019 (GMT+7)
Văn hóa học đường là một môi trường rất quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ sống có hoài bão, có lý tưởng cao đẹp. Vì vậy, việc xây dựng văn hóa học đường được coi là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, hiện nay, có những biểu hiện xuống cấp của văn hóa học đường đang là mối lo ngại của xã hội.
Học sinh Trường THCS Quảng Hòa (Quảng Xương) tham gia diễn đàn phòng, chống bạo lực và xâm hại trẻ em do Tỉnh đoàn tổ chức.
Văn hóa bao giờ cũng gắn với giáo dục và giáo dục luôn đi liền với văn hóa. Xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển thì phải duy trì, bảo tồn và phát triển giáo dục và văn hóa. Sau hơn 30 năm đổi mới, cùng với các địa phương khác trong cả nước, Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội... Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Ngành giáo dục đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về quy mô trường lớp lẫn chất lượng giáo dục. Nền kinh tế, văn hóa, khoa học phát triển tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên (HSSV) được tiếp cận với nhiều kênh thông tin, nhiều mô hình học tập tiên tiến, do đó, đạt nhiều thành tích trong học tập và nghiên cứu khoa học. Song, những năm gần đây, chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống trên bình diện xã hội nói chung, trong môi trường học đường nói riêng.
Có thể thấy, phần lớn thế hệ trẻ ngày nay có vốn kiến thức rộng, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, có tinh thần học hỏi, khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cao, kính thầy, mến bạn, sống nền nếp, có ý chí vươn lên và không ngừng cố gắng trong học tập. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một bộ phận HSSV ứng xử một cách thiếu văn hóa, kém hiểu biết, gây ảnh hưởng đến tinh thần và môi trường văn hóa giáo dục tốt đẹp trong trường học. Nhiều nhà tư vấn tâm lý giáo dục cho rằng, hiện nay, văn hóa ứng xử học đường đang trong tình trạng đáng báo động. Có nhiều hành vi và lối ứng xử thiếu văn hóa của cả HS và giáo viên.
Đối với HS, biểu hiện nói xấu người khác, dối trá, nói tục, chửi thề, cãi vã, đánh nhau giữa HS với HS diễn ra ở nhiều trường học trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng. Thực tế cho thấy, những năm gần đây, trên cả nước diễn ra không ít vụ HS đánh nhau ở cả trong và ngoài trường học. HS đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà còn cầm dao, kiếm và cả súng tự chế để “xử nhau” chỉ vì những lý do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc đơn giản là đánh cho bõ ghét... Hẳn chúng ta còn nhớ trường hợp 2 HS Trường THCS Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn) dùng dao đâm chết bạn cùng trường vì mâu thuẫn cá nhân cách đây ít năm. Tại Trường THPT Cẩm Thủy 3 (Cẩm Thủy), năm 2016, cũng diễn ra sự việc 2 HS đánh bạn cùng trường ngất xỉu. Ngay sau khi sự việc xảy ra, ban giám hiệu nhà trường đã họp và đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ 1 năm học đối với 2 HS đánh bạn. Không chỉ đánh nhau, nói tục, chửi thề, cãi vã, hiện tượng học trò vô lễ, không tôn trọng thầy cô, gọi thầy cô bằng những từ ngữ vô văn hóa, xé bài kiểm tra trước mặt thầy, cãi thầy khi bị la mắng... diễn ra khá phổ biến, trở thành những tiêu cực trong môi trường học đường. Đơn cử như cuối năm 2018, 8 HS Trường THPT Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa) nhắn tin trên facebook xúc phạm đến danh dự, uy tín của thầy, cô giáo và nhà trường... Sự việc xảy ra khiến dư luận xã hội bất bình và lo lắng về ý thức, thái độ thiếu tôn trọng thầy, cô giáo của một bộ phận học trò hiện nay.
Giáo viên thì bạo lực với HS, sàm sỡ, gạ tình HS, gây nên sự xuống cấp nghiêm trọng của văn hóa học đường. Chúng ta đã từng chứng kiến sự việc một giáo viên của Trường Tiểu học An Đồng, An Dương (Hải Phòng) bắt HS uống nước giặt giẻ lau bảng, khi phát hiện HS nói chuyện riêng trong giờ. Sự việc xảy ra hồi tháng 4-2018. Hành động này đã “dậy sóng” trong dư luận xã hội. Cũng vì nói chuyện riêng trong giờ học, một cô giáo của Trường THCS Thọ Xuân, Đan Phượng (Hà Nội) yêu cầu 2 em HS đứng trên bục giảng và tát vào mặt nhau cho đến khi bạn khóc thì dừng. Không chỉ vậy, cô giáo này còn quát mắng 2 HS với những từ ngữ không đúng mực. Sự việc xảy ra hồi tháng 10-2018. Hay như trường hợp cô giáo Trường THCS Duy Ninh (tỉnh Quảng Bình) bắt cả lớp tát bạn đến mức nhập viện... Tại tỉnh ta, năm 2016, cũng đã xảy ra sự việc một thầy giáo ở Trường THCS Định Hòa (Yên Định) có hành vi bạo lực với HS khiến HS phải nhập viện.
Những sự việc trên đã gây bức xúc trong dư luận xã hội và làm phương hại đến văn hóa học đường, đến hình ảnh người giáo viên nhân dân.
Trong khi một số giáo viên có những biểu hiện vượt quá chuẩn mực sư phạm, thì không ít phụ huynh lại “cậy quyền”, “cậy tiền” có những hành động thiếu nhân văn, xem thường thầy, cô giáo như, trường hợp nhóm phụ huynh HS của Trường Tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An bắt một cô giáo của trường này quỳ xuống xin lỗi phụ huynh, sự việc diễn ra vào tháng 3-2018. Rồi trường hợp phụ huynh HS Trường Tiểu học Yên Tĩnh 2 (tỉnh Nghệ An) “trả đũa” một thầy giáo bằng hành động đánh thầy phải nhập viện. Ở Thanh Hóa, hồi tháng 5-2019, một giáo viên của Trường THCS Quý Lộc (Yên Định) cũng bị phụ huynh HS đến tận trường đánh phải nhập viện điều trị. Những cái tát hay hành động bắt giáo viên quỳ gối... không chỉ làm đau một người mà còn làm đau lớp lớp nhà giáo, ảnh hưởng tới danh dự của ngành giáo dục và truyền thống cao quý “tôn sư trọng đạo”.
Có rất nhiều yếu tố, mối quan hệ để xây dựng văn hóa học đường. Trong đó, có hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò với nhau. Và, mối quan hệ giữa thầy và trò được xem là cốt lõi nhất. Thực tế, các nhà trường luôn kiên trì xây dựng văn hóa học đường từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thế nhưng, hiện nay, biểu hiện xuống cấp của văn hóa học đường đang là mối lo ngại của xã hội.
Có thể thấy, phần lớn thế hệ trẻ ngày nay có vốn kiến thức rộng, nhanh nhạy nắm bắt thông tin, có tinh thần học hỏi, khả năng áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cao, kính thầy, mến bạn, sống nền nếp, có ý chí vươn lên và không ngừng cố gắng trong học tập. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một bộ phận HSSV ứng xử một cách thiếu văn hóa, kém hiểu biết, gây ảnh hưởng đến tinh thần và môi trường văn hóa giáo dục tốt đẹp trong trường học. Nhiều nhà tư vấn tâm lý giáo dục cho rằng, hiện nay, văn hóa ứng xử học đường đang trong tình trạng đáng báo động. Có nhiều hành vi và lối ứng xử thiếu văn hóa của cả HS và giáo viên.
Đối với HS, biểu hiện nói xấu người khác, dối trá, nói tục, chửi thề, cãi vã, đánh nhau giữa HS với HS diễn ra ở nhiều trường học trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng. Thực tế cho thấy, những năm gần đây, trên cả nước diễn ra không ít vụ HS đánh nhau ở cả trong và ngoài trường học. HS đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà còn cầm dao, kiếm và cả súng tự chế để “xử nhau” chỉ vì những lý do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc đơn giản là đánh cho bõ ghét... Hẳn chúng ta còn nhớ trường hợp 2 HS Trường THCS Ba Đình (thị xã Bỉm Sơn) dùng dao đâm chết bạn cùng trường vì mâu thuẫn cá nhân cách đây ít năm. Tại Trường THPT Cẩm Thủy 3 (Cẩm Thủy), năm 2016, cũng diễn ra sự việc 2 HS đánh bạn cùng trường ngất xỉu. Ngay sau khi sự việc xảy ra, ban giám hiệu nhà trường đã họp và đưa ra hình thức kỷ luật đình chỉ 1 năm học đối với 2 HS đánh bạn. Không chỉ đánh nhau, nói tục, chửi thề, cãi vã, hiện tượng học trò vô lễ, không tôn trọng thầy cô, gọi thầy cô bằng những từ ngữ vô văn hóa, xé bài kiểm tra trước mặt thầy, cãi thầy khi bị la mắng... diễn ra khá phổ biến, trở thành những tiêu cực trong môi trường học đường. Đơn cử như cuối năm 2018, 8 HS Trường THPT Nguyễn Trãi (TP Thanh Hóa) nhắn tin trên facebook xúc phạm đến danh dự, uy tín của thầy, cô giáo và nhà trường... Sự việc xảy ra khiến dư luận xã hội bất bình và lo lắng về ý thức, thái độ thiếu tôn trọng thầy, cô giáo của một bộ phận học trò hiện nay.
Giáo viên thì bạo lực với HS, sàm sỡ, gạ tình HS, gây nên sự xuống cấp nghiêm trọng của văn hóa học đường. Chúng ta đã từng chứng kiến sự việc một giáo viên của Trường Tiểu học An Đồng, An Dương (Hải Phòng) bắt HS uống nước giặt giẻ lau bảng, khi phát hiện HS nói chuyện riêng trong giờ. Sự việc xảy ra hồi tháng 4-2018. Hành động này đã “dậy sóng” trong dư luận xã hội. Cũng vì nói chuyện riêng trong giờ học, một cô giáo của Trường THCS Thọ Xuân, Đan Phượng (Hà Nội) yêu cầu 2 em HS đứng trên bục giảng và tát vào mặt nhau cho đến khi bạn khóc thì dừng. Không chỉ vậy, cô giáo này còn quát mắng 2 HS với những từ ngữ không đúng mực. Sự việc xảy ra hồi tháng 10-2018. Hay như trường hợp cô giáo Trường THCS Duy Ninh (tỉnh Quảng Bình) bắt cả lớp tát bạn đến mức nhập viện... Tại tỉnh ta, năm 2016, cũng đã xảy ra sự việc một thầy giáo ở Trường THCS Định Hòa (Yên Định) có hành vi bạo lực với HS khiến HS phải nhập viện.
Những sự việc trên đã gây bức xúc trong dư luận xã hội và làm phương hại đến văn hóa học đường, đến hình ảnh người giáo viên nhân dân.
Trong khi một số giáo viên có những biểu hiện vượt quá chuẩn mực sư phạm, thì không ít phụ huynh lại “cậy quyền”, “cậy tiền” có những hành động thiếu nhân văn, xem thường thầy, cô giáo như, trường hợp nhóm phụ huynh HS của Trường Tiểu học Bình Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An bắt một cô giáo của trường này quỳ xuống xin lỗi phụ huynh, sự việc diễn ra vào tháng 3-2018. Rồi trường hợp phụ huynh HS Trường Tiểu học Yên Tĩnh 2 (tỉnh Nghệ An) “trả đũa” một thầy giáo bằng hành động đánh thầy phải nhập viện. Ở Thanh Hóa, hồi tháng 5-2019, một giáo viên của Trường THCS Quý Lộc (Yên Định) cũng bị phụ huynh HS đến tận trường đánh phải nhập viện điều trị. Những cái tát hay hành động bắt giáo viên quỳ gối... không chỉ làm đau một người mà còn làm đau lớp lớp nhà giáo, ảnh hưởng tới danh dự của ngành giáo dục và truyền thống cao quý “tôn sư trọng đạo”.
Có rất nhiều yếu tố, mối quan hệ để xây dựng văn hóa học đường. Trong đó, có hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò với nhau. Và, mối quan hệ giữa thầy và trò được xem là cốt lõi nhất. Thực tế, các nhà trường luôn kiên trì xây dựng văn hóa học đường từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Thế nhưng, hiện nay, biểu hiện xuống cấp của văn hóa học đường đang là mối lo ngại của xã hội.
baothanhhoa.vn
Các tin khác
- TRIỆU SƠN: Khởi công "Nhà nhân ái - nhà khăn quàng đỏ" cho em Hoàng Đình Anh, học sinh lớp 6A, trường THCS Xuân Lộc, Huyện Triệu Sơn
- Cẩm Thủy: Tổ chức tập huấn Nâng cao kỹ năng năng lực số trong tổ chức các hoạt động Đoàn, Hội cho cán bộ Đoàn
- Khai mạc trọng thể kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV
- Trở về ký ức thời... bao cấp
- Cỗ tết – bữa tiệc của những giác quan
- Xuân về rạo rực, bâng khuâng!
- Hủy bỏ nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dịp tết để phòng, chống dịch, bệnh COVID-19
- Huyện Quan Hóa giữ gìn nhà sàn truyền thống đồng bào Thái, Mường
- Ruộng bậc thang Pù Luông mùa nước đổ
- Nhà sàn truyền thống -nơi “giữ lửa” văn hóa dân tộc Thái