Khi “Gen Z” nặng lòng với nông nghiệp hữu cơ
Đăng lúc: 14:00:00 07/08/2023 (GMT+7)
Khi những người bạn cùng trang lứa nỗ lực học tập để thoát ly khỏi quê hương, lập nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau thì cô gái sinh năm 2004 Trương Thị Hiên Hiên, thôn Cẩm Bộ, xã Thành Minh (Thạch Thành) sau tốt nghiệp THPT lại lựa chọn ở lại quê hương cùng gia đình và người dân địa phương thử sức với nông nghiệp sạch. Sau hơn 1 năm sản xuất, cô gái dân tộc Mường đã xây dựng được nhóm sản xuất rau màu hữu cơ Cẩm Bộ, với những sản phẩm được thị trường đánh giá cao về chất lượng.
Trương Thị Hiên Hiên giới thiệu sản phẩm hành, tỏi sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của nhóm.
Ảnh: Lê Hòa
Ảnh: Lê Hòa
Không quá phô trương khi nói rằng Trương Thị Hiên Hiên là một trong những đại diện cho lớp “nông dân trí thức” thuộc thế hệ Gen Z đang từng ngày làm đổi thay phương thức sản xuất của đồng bào dân tộc địa phương. Hiên Hiên chia sẻ: "Em được tiếp cận với nông nghiệp hữu cơ từ rất sớm. Đó là những ngày theo mẹ đến tham dự các buổi tập huấn, hội thảo của Trung tâm hỗ trợ phát triển vì phụ nữ và trẻ em (DWC) thuộc Tổ chức Bánh mì cho thế giới (BfdW) để giới thiệu các thực hành tốt trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo và sinh thái nông nghiệp. Từ những buổi dự thính ấy, em nhận thấy ý nghĩa to lớn của việc phát triển sản xuất sạch không chỉ đối với môi trường sinh thái mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, em đã động viên mẹ và nhiều người dân địa phương hưởng ứng, tham gia mô hình sản xuất dưa hữu cơ thuộc dự án hệ thống đảm bảo cùng tham gia (GPS) mà DWC phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình XDNTM tỉnh và UBND huyện Thạch Thành triển khai hỗ trợ".
Qua lời giới thiệu của Hiên Hiên, chúng tôi đến thăm cánh đồng Mương Bái, nơi mà nhóm hộ tham gia sản xuất hữu cơ. Đây là năm thứ 2 nhóm sản xuất, với nhiều sản phẩm như dưa lê, hành, tỏi, một số loại rau màu khác. Hạ tầng thiết yếu của khu sản xuất lúa, củ, quả hữu cơ GPS, như: bể chứa nước, hệ thống dẫn được đầu tư theo tiêu chí tối giản nhưng đạt hiệu quả cao. Giữa thời tiết khắc nghiệt của mùa hè nhưng hàng chục nông dân thôn Cẩm Bộ vẫn miệt mài trên đồng ruộng. Bà Trương Thị Loan, thành viên nhóm sản xuất cho biết: "Dưa lê đang vào thời kỳ ra hoa; lúa và các loại rau màu khác cũng cần chăm sóc để sinh trưởng, phát triển ổn định nên chúng tôi phải tranh thủ bắt sâu, thụ phấn để đạt được hiệu quả cao nhất. Toàn bộ quy trình sản xuất luôn được áp dụng theo kiến thức được tập huấn, hướng dẫn của các tình nguyện viên BfdW. Bên cạnh đó, trưởng nhóm Trương Thị Hiên Hiên là người trẻ nhất, am hiểu công nghệ nên thường xuyên cập nhật kiến thức, điều chỉnh kỹ thuật sản xuất nhằm áp dụng hiệu quả tại đồng đất địa phương".
Từ ngày bén duyên với sản xuất hữu cơ, cô gái “Gen Z” Trương Thị Hiên Hiên luôn thường trực ở cánh đồng với công việc chăm sóc cây trồng. Vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm và dành nhiều thời gian tìm hiểu đặc tính của cây trồng, điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước của địa phương để chủ động áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, bảo đảm môi trường cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Những loại cây trồng như dưa lê, hành tỏi được trồng, chăm sóc theo phương pháp hữu cơ nên đạt chất lượng bảo đảm, an toàn với người sử dụng. Là mô hình sản xuất hữu cơ đầu tiên tại địa phương, được nhiều tổ chức, cơ quan chuyên môn khảo sát, đánh giá và khẳng định quy trình chuẩn nên sản lượng sản phẩm của vụ đầu tiên được nhiều đơn vị kinh doanh nông sản sạch săn đón. Hiên Hiên cho biết thêm: "Lứa dưa đầu tiên, nhóm hộ sản xuất 8 sào, nhờ chăm sóc tốt nên sản lượng khoảng 7 tạ/sào. Toàn bộ sản lượng đó được Hệ thống siêu thị Biggreen và Công ty Tân Lập Xanh tại Hà Nội đến ký kết hợp đồng tiêu thụ toàn bộ sản phẩm với giá bán trung bình là 20 nghìn đồng/kg, doanh thu đạt 14 triệu đồng/sào. Đây là giá trị kinh tế cao nhất mà người dân địa phương đạt được trên diện tích đồng ruộng nói trên. Vì vậy, người dân nhận ra tính ưu việt của sản xuất hữu cơ, như: chất lượng sản phẩm tốt, được thị trường ưa chuộng, không lo được mùa mất giá... từ đó rất hứng khởi tham gia vào những vụ tiếp theo".
Với thắng lợi đầu tiên trên đồng đất địa phương, nhóm sản xuất rau màu hữu cơ Cẩm Bộ đã thu hút thêm 2 thành viên, nâng tổng nhóm lên 14 hộ và mở rộng diện tích lên 15.500m2 với các sản phẩm dưa lê, hành, tỏi, lúa... Ngay từ đầu vụ đã có nhiều đơn vị tìm đến mong muốn được liên kết, tiêu thụ sản phẩm cho nhóm. Nhìn cánh đồng mơn mởn các loại cây trồng, hứa hẹn cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, các thành viên nhóm vừa mừng, vừa tủi khi nhớ lại những ngày đầu tiên sản xuất. Ông Bùi Anh Công, chia sẻ: "Là mô hình sản xuất hoàn toàn mới, bên cạnh thuận lợi là hỗ trợ của tổ chức và cơ quan, địa phương thì điều khó khăn nhất chính là làm thế nào để vượt ra ngoài “vỏ bọc” sản xuất truyền thống. Bởi, sản xuất hữu cơ khó, tiêu chuẩn khắt khe, trong khi trình độ sản xuất của bà con trong nhóm lại hạn chế. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất, sử dụng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hơn so với các vật tư vô cơ nên nhiều lúc chúng tôi đã nản!".
Được biết, năm 2022, thời gian đầu dự án triển khai sản xuất, nhóm trưởng Trương Thị Hiên Hiên không chỉ miệt mài nghiên cứu, sản xuất trên cánh đồng mà còn khéo léo vận động, khích lệ các hộ thành viên kiên trì, nỗ lực với dự án. Với nụ cười trong sáng, Hiên Hiên tâm sự: "Ban đầu em làm vì muốn động viên mẹ kiên trì theo xu hướng sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường rồi sau đó vẫn đi học đại học như các bạn cùng trang lứa. Nhưng, càng làm em càng ham, thấy sản xuất hữu cơ khó nhưng đầy thú vị. Qua quá trình làm em thấy yêu đồng đất địa hương - một kho báu lớn chưa được khai phá. Ngoài ra, những nỗ lực của em được các cô, bác trong nhóm ghi nhận, tin tưởng nên em càng quyết tâm, lựa chọn sản xuất hữu cơ là hướng phát triển cho tương lai của mình. Và, em sẽ cùng bà con mở rộng diện tích sản xuất, lan tỏa để mỗi người dân địa phương đều hiểu, thực hiện quy trình sản xuất hữu cơ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường và nâng tầm cho nông sản".
Qua lời giới thiệu của Hiên Hiên, chúng tôi đến thăm cánh đồng Mương Bái, nơi mà nhóm hộ tham gia sản xuất hữu cơ. Đây là năm thứ 2 nhóm sản xuất, với nhiều sản phẩm như dưa lê, hành, tỏi, một số loại rau màu khác. Hạ tầng thiết yếu của khu sản xuất lúa, củ, quả hữu cơ GPS, như: bể chứa nước, hệ thống dẫn được đầu tư theo tiêu chí tối giản nhưng đạt hiệu quả cao. Giữa thời tiết khắc nghiệt của mùa hè nhưng hàng chục nông dân thôn Cẩm Bộ vẫn miệt mài trên đồng ruộng. Bà Trương Thị Loan, thành viên nhóm sản xuất cho biết: "Dưa lê đang vào thời kỳ ra hoa; lúa và các loại rau màu khác cũng cần chăm sóc để sinh trưởng, phát triển ổn định nên chúng tôi phải tranh thủ bắt sâu, thụ phấn để đạt được hiệu quả cao nhất. Toàn bộ quy trình sản xuất luôn được áp dụng theo kiến thức được tập huấn, hướng dẫn của các tình nguyện viên BfdW. Bên cạnh đó, trưởng nhóm Trương Thị Hiên Hiên là người trẻ nhất, am hiểu công nghệ nên thường xuyên cập nhật kiến thức, điều chỉnh kỹ thuật sản xuất nhằm áp dụng hiệu quả tại đồng đất địa phương".
Từ ngày bén duyên với sản xuất hữu cơ, cô gái “Gen Z” Trương Thị Hiên Hiên luôn thường trực ở cánh đồng với công việc chăm sóc cây trồng. Vừa làm, vừa đúc rút kinh nghiệm và dành nhiều thời gian tìm hiểu đặc tính của cây trồng, điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước của địa phương để chủ động áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, bảo đảm môi trường cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Những loại cây trồng như dưa lê, hành tỏi được trồng, chăm sóc theo phương pháp hữu cơ nên đạt chất lượng bảo đảm, an toàn với người sử dụng. Là mô hình sản xuất hữu cơ đầu tiên tại địa phương, được nhiều tổ chức, cơ quan chuyên môn khảo sát, đánh giá và khẳng định quy trình chuẩn nên sản lượng sản phẩm của vụ đầu tiên được nhiều đơn vị kinh doanh nông sản sạch săn đón. Hiên Hiên cho biết thêm: "Lứa dưa đầu tiên, nhóm hộ sản xuất 8 sào, nhờ chăm sóc tốt nên sản lượng khoảng 7 tạ/sào. Toàn bộ sản lượng đó được Hệ thống siêu thị Biggreen và Công ty Tân Lập Xanh tại Hà Nội đến ký kết hợp đồng tiêu thụ toàn bộ sản phẩm với giá bán trung bình là 20 nghìn đồng/kg, doanh thu đạt 14 triệu đồng/sào. Đây là giá trị kinh tế cao nhất mà người dân địa phương đạt được trên diện tích đồng ruộng nói trên. Vì vậy, người dân nhận ra tính ưu việt của sản xuất hữu cơ, như: chất lượng sản phẩm tốt, được thị trường ưa chuộng, không lo được mùa mất giá... từ đó rất hứng khởi tham gia vào những vụ tiếp theo".
Với thắng lợi đầu tiên trên đồng đất địa phương, nhóm sản xuất rau màu hữu cơ Cẩm Bộ đã thu hút thêm 2 thành viên, nâng tổng nhóm lên 14 hộ và mở rộng diện tích lên 15.500m2 với các sản phẩm dưa lê, hành, tỏi, lúa... Ngay từ đầu vụ đã có nhiều đơn vị tìm đến mong muốn được liên kết, tiêu thụ sản phẩm cho nhóm. Nhìn cánh đồng mơn mởn các loại cây trồng, hứa hẹn cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, các thành viên nhóm vừa mừng, vừa tủi khi nhớ lại những ngày đầu tiên sản xuất. Ông Bùi Anh Công, chia sẻ: "Là mô hình sản xuất hoàn toàn mới, bên cạnh thuận lợi là hỗ trợ của tổ chức và cơ quan, địa phương thì điều khó khăn nhất chính là làm thế nào để vượt ra ngoài “vỏ bọc” sản xuất truyền thống. Bởi, sản xuất hữu cơ khó, tiêu chuẩn khắt khe, trong khi trình độ sản xuất của bà con trong nhóm lại hạn chế. Bên cạnh đó, quá trình sản xuất, sử dụng vật tư, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hơn so với các vật tư vô cơ nên nhiều lúc chúng tôi đã nản!".
Được biết, năm 2022, thời gian đầu dự án triển khai sản xuất, nhóm trưởng Trương Thị Hiên Hiên không chỉ miệt mài nghiên cứu, sản xuất trên cánh đồng mà còn khéo léo vận động, khích lệ các hộ thành viên kiên trì, nỗ lực với dự án. Với nụ cười trong sáng, Hiên Hiên tâm sự: "Ban đầu em làm vì muốn động viên mẹ kiên trì theo xu hướng sản xuất hiện đại, thân thiện với môi trường rồi sau đó vẫn đi học đại học như các bạn cùng trang lứa. Nhưng, càng làm em càng ham, thấy sản xuất hữu cơ khó nhưng đầy thú vị. Qua quá trình làm em thấy yêu đồng đất địa hương - một kho báu lớn chưa được khai phá. Ngoài ra, những nỗ lực của em được các cô, bác trong nhóm ghi nhận, tin tưởng nên em càng quyết tâm, lựa chọn sản xuất hữu cơ là hướng phát triển cho tương lai của mình. Và, em sẽ cùng bà con mở rộng diện tích sản xuất, lan tỏa để mỗi người dân địa phương đều hiểu, thực hiện quy trình sản xuất hữu cơ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường và nâng tầm cho nông sản".
Tin tưởng rằng, sự nhiệt huyết, sáng tạo và quyết tâm ấy sẽ luôn bền bỉ, đồng lòng từng bước mang tư duy sản xuất mới, hiện đại, thân thiện với môi trường lan tỏa đến người dân. Những thành công bước đầu từ mô hình sản xuất của cô gái tuổi đôi mươi Trương Thị Hiên Hiên và các hộ thành viên đã gợi mở hướng đi mới đầy triển vọng cho sản xuất nông nghiệp ở xã Thành Minh (Thạch Thành) nói riêng và trên toàn tỉnh nói chung.
Các tin khác
- Mẹ đỡ đầu - kết nối yêu thương những mảnh đời bất hạnh
- Làm giàu từ chế biến lâm sản xuất khẩu
- CÔ GIÁO HUẾ: TẤM GƯƠNG SÁNG TRONG CÔNG TÁC GIÁO DỤC VÀ TỪ THIỆN
- Bí thư chi bộ, trưởng thôn hết lòng vì việc dân
- Những người “chăm việc Đảng, lo việc dân”
- Anh em song sinh đồng lòng viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ
- Phòng khám hơn 60 năm chữa bệnh, bốc thuốc miễn phí cho người lao động
- Nghỉ hưu, bà lão U80 ở TPHCM làm điều đặc biệt cảm ơn cuộc đời
- Doanh nhân vượt khó tích cực tham gia an sinh xã hội
- Chuyện về những “ngân hàng” máu sống