Quyền dân tộc và quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập

Đăng lúc: 14:00:00 09/10/2024 (GMT+7)

Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám - 1945 là giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và phong kiến tay sai thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Thắng lợi đó đã được ghi lại trong lịch sử bằng văn bản Tuyên ngôn Độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước toàn thể quốc dân, đồng bào ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
Đó là một văn kiện pháp lý đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quốc tế và thời đại, khẳng định những nguyên tắc pháp lý về độc lập dân tộc và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam gắn liền quyền dân tộc và quyền cơ bản của con người.
1. Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 là viên đá đầu tiên đặt nền tảng cho nền pháp lý quốc tế hiện đại, vào giữa lúc cường quốc đồng minh khai sinh tổ chức Liên hợp quốc (LHQ), gồm có sự tham gia của 50 đại biểu từ các quốc gia đồng minh, diễn ra từ ngày 25/4/1945 đến 26/6/1945 tại San Francisco, Mỹ, đang tranh luận về vấn đề các nước thuộc địa ở Á châu nên đặt dưới chế độ “Ủy trị quốc tế” trực thuộc Mỹ, hay tiếp tục thừa nhận chế độ bảo hộ của thực dân Pháp. Bác bỏ cả hai giải pháp ấy, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: “Trong trường hợp LHQ không trao cho Đông Dương quyền độc lập, chúng tôi sẽ tiếp tục đánh cho đến khi nào chúng tôi giành được độc lập và tự do”.
Trong tư tưởng của Hồ Chủ tịch, quyền sống của dân tộc và quyền sống của con người được gắn với nhau một cách hữu cơ, nhuần nhuyễn. Quyền dân tộc thiêng liêng và quyền cơ bản của con người, từ hai lãnh vực công pháp quốc tế và pháp luật quốc gia đã gắn lại với nhau. Từ đó cả hai khái niệm pháp lý cơ bản này đã được phát triển lên cũng với thực tiễn cuộc đấu tranh thắng lợi của nhân dân Việt Nam, để giành lại quyền sống của dân tộc trong độc lập tự do và để xây dựng một đời sống bình đẳng, tự do, hạnh phúc cho mọi người.
Văn kiện đầu tiên của Hồ Chủ tịch mang tính chất chính trị - pháp lý về nội dung và hình thức, thể hiện một đòi hỏi cấp bách về quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam và quyền tự do của người Việt Nam, là bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”.
Nội dung cơ bản trong bản gồm: tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị; cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người Âu châu, xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam; tự do báo chí và tự do ngôn luận; tự do lập hội và hội họp; tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương; tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ; thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật; đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.
Bản yêu sách dưới tên Nguyễn Ái Quốc và nhân danh nhân dân Việt Nam, Hồ Chủ tịch đã gửi đến Nghị viện Pháp và các đoàn đại biểu các nước Đông minh chiến thắng trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất ở Hội nghị Versailles, đầu năm 1919, đòi thực hiện quyền dân tộc tự quyết theo lời tuyên bố của Woodrow Wilson, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ.
Đặc biệt, Hồ Chủ tịch đã gắn lên trong “Bản yêu sách …” vấn đề “độc lập dân tộc” với vấn đề “các quyền tự do dân chủ của nhân dân”. Ngay từ buổi đầu này, Hồ Chủ tịch đã vừa biết chiếm lĩnh các đỉnh cao và “quyền dân tộc” và “quyền tự do dân chủ”, vừa biết kết hợp tài tình hai mặt tất yếu không thể tách rời, đòi quyền sống và tự do của dân tộc và quyền sống và tự do của con người.
Trong điều kiện lịch sử lúc đó, việc đoạt lại ngọn cờ “dân tộc tự quyết thiêng liêng" từ miệng lưỡi của kẻ đại diện chủ nghĩa đế quốc, vào tay những người yêu nước Việt Nam, đòi quyền sống cho dân tộc mình và việc kết hợp nó với việc đòi hỏi thực hiện cải cách dân chủ, ban hành các quyền tự do cơ bản, là một hành động hiếm có trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, một hành động tài trí khôn ngoan, kiên dũng phi thường.
Tư tưởng đó đã đặt cơ sở cho một quan niệm hoàn toàn mới của Người về việc thực hiện quyền sống của dân tộc và các quyền tự do cơ bản của con người, nó là ngọn đèn chỉ đường cho cách mạng Việt Nam, là kim chỉ nam cho việc xây dựng pháp luật cách mạng Việt Nam.

Tin nổi bật
Diễn đàn “Tuổi trẻ Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đổi mới, sáng tạo vì sự phát triển của...Diễn đàn “Tuổi trẻ Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh đổi mới, sáng tạo vì sự phát triển ...
QUAN SƠN: TỔ CHỨC LỚP BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ CHO CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ NĂM...QUAN SƠN: TỔ CHỨC LỚP BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ KỸ NĂNG NGHIỆP VỤ CHO CÁN BỘ ĐOÀN CƠ SỞ ...
Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh năm 2024Tổ chức sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh năm 2024
Triển lãm gian hàng giới thiệu sản phẩm nông sản, mô hình, sản phẩm khởi nghiệp và chuyển đổi số...Triển lãm gian hàng giới thiệu sản phẩm nông sản, mô hình, sản phẩm khởi nghiệp và chuyển đổi số ...
SINH VIÊN KHÓ KHĂN ĐƯỢC NHẬN HỌC BỔNG "TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG"SINH VIÊN KHÓ KHĂN ĐƯỢC NHẬN HỌC BỔNG "TIẾP SỨC ĐẾN TRƯỜNG"