Đề cao lòng tự trọng
Đăng lúc: 08:20:18 08/01/2020 (GMT+7)
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2020 đang là vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất của người dân trong những ngày qua.
Có thể nói đã khá lâu rồi một vấn đề vừa thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật vừa mang tính văn hóa trong ứng xử mới lại thu hút được sự quan tâm đến thế. Đây được xem là sự chuyển biến một bước về ý thức, từ đó đem theo hy vọng sẽ thay đổi hành vi của rất nhiều người tham gia giao thông.
Sỡ dĩ như vậy bởi thời gian qua tình trạng coi thường pháp luật, điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia đã trở thành vấn nạn.
Trong khi đó việc xử lý có phần nương nhẹ của một bộ phận lực lượng chức năng; sự chống đối, thiếu hợp tác của nhiều người tham gia giao thông, thậm chí cả sự can thiệp của số ít cán bộ có chức vụ, quyền hạn vào quá trình xử lý của lực lượng chức năng khiến nhiều hành vi vi phạm về nồng độ cồn trong quá trình tham gia giao thông chưa bị xử lý hoặc xử lý ở mức độ quá nhẹ.
Những việc làm này đã dẫn đến pháp luật về giao thông không được tôn trọng, tình trạng vi phạm ngày càng nhiều hơn, trong đó có nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia.
Sự ra đời của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt chính là đang góp phần vào việc từng bước hoàn thiện pháp luật về giao thông.
Cùng với việc các quy định này đang phát huy tác dụng trước mắt, rất nhiều người chờ đợi sự kiên quyết và nghiêm túc trong việc xử lý vi phạm. Hơn thế là thái độ nghiêm túc, lòng tự trọng của người tham gia giao thông trong việc chấp hành các quy định của luật.
Lâu nay có thực tế là một số quy định lúc đầu thường được thực hiện rất nghiêm, nhưng dần dần trong quá trình thực hiện vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến sự lơi lỏng.
Sắp tới sẽ là một kỳ nghỉ tết và lễ hội mùa xuân, theo thói quen sinh hoạt của người dân chắc chắn rượu, bia sẽ được sử dụng nhiều hơn. Vì thế đây sẽ là dịp quan trọng để đánh giá, kiểm chứng mức độ tác động của luật như thế nào khi đi vào cuộc sống.
Để các quy định này thực sự phát huy tác dụng, trở thành nét đẹp văn hóa, điều chỉnh và ngăn chặn các hành vi vi phạm giao thông liên quan đến nồng độ cồn, đòi hỏi tất cả chúng ta phải có một thái độ nghêm túc cả trong tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông cũng như trong xử lý của lực lượng chức năng.
Nguồn: baothanhhoa.vn
Các tin khác
- TRIỆU SƠN: Khởi công "Nhà nhân ái - nhà khăn quàng đỏ" cho em Hoàng Đình Anh, học sinh lớp 6A, trường THCS Xuân Lộc, Huyện Triệu Sơn
- Cẩm Thủy: Tổ chức tập huấn Nâng cao kỹ năng năng lực số trong tổ chức các hoạt động Đoàn, Hội cho cán bộ Đoàn
- Khai mạc trọng thể kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội khóa XV
- Trở về ký ức thời... bao cấp
- Cỗ tết – bữa tiệc của những giác quan
- Xuân về rạo rực, bâng khuâng!
- Hủy bỏ nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dịp tết để phòng, chống dịch, bệnh COVID-19
- Huyện Quan Hóa giữ gìn nhà sàn truyền thống đồng bào Thái, Mường
- Ruộng bậc thang Pù Luông mùa nước đổ
- Nhà sàn truyền thống -nơi “giữ lửa” văn hóa dân tộc Thái