Cần có cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục mở

Đăng lúc: 09:00:00 02/10/2019 (GMT+7)

Trào lưu giáo dục mở đầu thế kỷ 21 đã và đang lan rộng từ Bắc xuống Nam bán cầu, thể hiện sự quan tâm của toàn thế giới về hiện tượng giáo dục đặc biệt này ở cả nước phát triển lẫn nước đang phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển các hướng tiếp cận đòi hỏi phải đi sâu tìm hiểu hơn nữa về nội hàm, ý nghĩa của thuật ngữ giáo dục; cách hiểu và công nhận, cũng như ảnh hưởng cụ thể chính sách giáo dục mở và biểu hiện của giáo dục mở trong thực tế.

462.jpg
(Ảnh minh họa)
Thực tiễn cho thấy, nền giáo dục truyền thống “khép kín” đã bộc lộ nhiều nhược điểm: trì trệ, thiếu dân chủ, không phát huy khả năng học tập của từng cá nhân. Vì vậy, giáo dục phát triển sẽ bảo đảm tính sáng tạo cho việc xây dựng, tổ chức các nội dung, hình thức giáo dục của hệ thống; tạo ra cầu nối khắc phục tình trạng mất công bằng giáo dục, thúc đẩy xu thế học suốt đời cho mọi người, mọi nơi, mọi lúc nhằm tiến tới một xã hội học tập; tận dụng các nguồn lực cho giáo dục và bảo đảm bảo tính hiệu quả, phát triển bền vững của hệ thống.

Nghiên cứu về xu thế mở đối với hệ thống giáo dục, các nhà khoa học đã tóm tắt hệ thống giáo dục mở ở Hoa Kỳ như sau: “Các quan niệm về hệ thống giáo dục sẽ phải hoạt động như thế nào, từ mẫu giáo đến đại học, đang thay đổi. Chính ý tưởng về phân chia trình độ cấp, lớp học hoặc phân tách cứng nhắc giữa trường phổ thông và trường đại học hiện đang bị thách thức. Việc gia tăng nhanh chóng học trực tuyến đã tạo ra sự tiếp cận chưa từng thấy cho một loạt nội dung học thuật, đặt nền móng cho một hệ thống giáo dục dựa trên năng lực và kinh nghiệm học tập của riêng từng cá nhân. Hệ thống giáo dục mở mang lại viễn cảnh học tập lấy học sinh làm trung tâm ở mọi trình độ. Ở mọi cấp học, giáo dục mở đáp ứng các nhu cầu và mục tiêu học tập của học sinh, giảm chi phí cho người đóng thuế và tăng cơ hội giáo dục cho tất cả mọi người”(1).

Các nhà khoa học Anh Quốc đã nhấn mạnh “Mô hình khác căn bản của giáo dục mở và trường đại học truyền thống”. Đây là cách mà các cơ sở đào tạo đại học tham gia mở rộng giáo dục mở, bên cạnh cung cấp cơ hội thử nghiệm, phê phán và sáng tạo cùng với thành lập trường đại học, giáo dục mở cũng là một thách thức trực tiếp đối với tương lai của cơ sở đào tạo. Điều quan trọng cần lưu ý là ngày càng có nhiều chiến lược dạy - học ngắn hạn và dài hạn được các cơ sở đại học chấp nhận vì được xác định bởi một trong những lĩnh vực không rõ ràng nhất về quản trị học thuật.

Nghiên cứu giáo dục mở trong sự đột phá truyền thông, các nhà khoa học Anh dùng thuật ngữ đột phá “discruption” có nguồn gốc từ học thuyết kinh tế của Karl Marx, theo đó phát triển tư bản xảy ra là do kết quả sự phá hủy sáng tạo hệ thống kinh tế trước đó. Tuy nhiên, đã có lập luận cho rằng trong nhận thức chủ nghĩa tư bản ngày nay, trường đại học mới là một “không gian chính yếu cho mâu thuẫn”, nơi mà quyền sở hữu tri thức, sự sản sinh lực lượng lao động, và việc tạo ra những phân tầng xã hội và văn hóa đều bị đe dọa. Do đó, giáo dục trình độ đại học chất lượng cao sẽ là điều quan trọng để đào tạo những người được giải thoát khỏi nạn thất nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất quy mô lớn, ngành dịch vụ và các lĩnh vực kinh doanh tư nhân bởi sự đổi mới mang tính cạnh tranh do các công nghệ mới gây ra.

Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu những người này cần phải được đào tạo thế nào cho xã hội trong thế kỷ XXI khi mà có thể có những cơ hội đáng kể cho việc làm? Triết gia Brian Holmes đã xác định những xu hướng sau đây trong thị trường việc làm: “sự khoẻ mạnh của con người” và liên quan đến “tăng trưởng trong cố vấn, huấn luyện, chăm sóc, tư vấn, bác sĩ, điều dưỡng, giảng dạy và nâng cao năng lực nói chung”… để đáp ứng nhu cầu của dân số thế giới sẽ đạt 9 tỷ người vào năm 2050; và “quản lý dữ liệu lớn và số hóa”, cùng với báo chí cá nhân, truyền thông, mạng xã hội, an ninh mạng, lựa chọn thông tin… Brian Holmes lập luận, việc duy trì trật tự xã hội trong những hoàn cảnh như vậy, đòi hỏi cần có một lượng rất lớn các nhà giáo dục chuyên nghiệp, nghệ sĩ và nhà tư tưởng, những người có thể giúp mọi người “học cách sống khôn ngoan”, “học cách tưởng tượng, khao khát và tạo ra một sự tồn tại tập thể khác”, khác hẳn với nhấn mạnh vào “sản xuất hàng hóa giá rẻ như sản xuất hàng loạt, nhưng được chiều theo sở thích khách hàng cá nhân”. Để thực hiện được công việc này, đòi hỏi phải có những khoản đầu tư lớn vào giáo dục, dưới hình thức nhân văn, hợp tác quá trình để duy trì cộng đồng và sinh thái, để phát triển triết lý cùng tồn tại.

Giáo dục mở đang gia tăng sức hút, đáng chú ý nhất là thông qua các sáng kiến trực tuyến gần đây như phong trào tài nguyên giáo dục mở (OER) và các khóa học trực tuyến mở lớn (MOOCs), hoặc các hoạt động khác nhằm mở rộng quyền truy cập vào giáo dục hoặc thách thức thiết lập sự thống trị nhận thức của tầm nhìn thể chế nhà trường.

Nghiên cứu giáo dục mở dưới góc độ tiếp cận xã hội và xã hội hóa các lĩnh vực: phương tiện truyền thông, sư phạm, nghệ thuật hướng vào giáo dục, nhân văn, kỹ thuật số hóa đã cho thấy cần phải có sự thay đổi về vai trò của các nhà giáo dục trong môi trường kết nối mạng. Công việc này cần được triệt để hóa và đẩy mạnh nhiều hơn nữa.

Chiến lược E-learning cho giáo dục mở - từ xa ở Indonesia, khoa Kinh tế, Đại học mở Terbuka Indonesia đã coi giáo dục mở là sự bắc cầu vượt khoảng cách bất bình đẳng của cơ hội giáo dục đại học. Giáo dục mở - từ xa thông qua một loạt các ứng dụng có thể khuyến khích việc hiện thực hóa các ý tưởng của giáo dục để cung cấp sự bình đẳng về cơ hội cho toàn xã hội, loại bỏ những hạn chế, rào cản để có thể tiếp cận với giáo dục đại học cho cộng đồng nói chung. Sự hài lòng của sinh viên đối với các dịch vụ hướng dẫn trực tuyến trở nên rõ ràng trong việc sử dụng công nghệ tối ưu nhằm kết nối quá trình học tập tốt nhất để sinh viên có thể đạt được chất lượng giáo dục không thua kém các trường đại học truyền thống. Điều kiện này sẽ có thể làm thay đổi mô hình của xã hội, tạo cơ hội có được nền giáo dục đại học dễ dàng, thuận tiện, linh hoạt mềm dẻo với giá cả phải chăng tưởng như không thể có được.

Trong công trình nghiên cứu của Trung tâm giáo dục mở thuộc Đại học Hokkaido Nhật Bản, bằng việc kiểm tra các yếu tố làm sáng tỏ sáng kiến “Điều gì làm cho giáo dục mở phát triển mạnh”, các nhà khoa học nhận xét: “Khi thế giới đã nhận ra tầm quan trọng của các sáng kiến giáo dục mở bằng cách phân tích các sáng kiến đã được thiết lập trên toàn thế giới. Qua phân tích, họ đã tìm thấy sáu yếu tố xuyên qua ba loại phạm trù là: các yếu tố tổ chức, các yếu tố sư phạm, và các yếu tố xã hội đã tác động đến việc học tập của chúng ta.

Còn các nhà khoa học Anh nhận thức rằng “tính mở” đã trở thành một thuật ngữ được chính trị hóa và có tính chịu trách nhiệm cao, là phong trào hoạt động ở các lĩnh vực nằm bên ngoài giáo dục, như: kiến thức mở, chính phủ mở, truy cập mở, dữ liệu mở, nguồn lực mở và văn hóa mở... Trong quá trình này, giáo dục mở đã có được một ý nghĩa thông thường và tính hợp pháp tự nhiên hóa, và trở thành sự đồng thuận chính trị.

Nhiều hội nghị nổi bật được dành cho chủ đề giáo dục mở ngày càng tăng, với ý nghĩa mong muốn ban hành cải cách thể chế và văn hóa sâu rộng - bản chất của phong trào giáo dục mở. Điều này nhấn mạnh vào việc phát triển giáo dục mở, nhưng cũng đồng thời cho rằng sự tồn tại của một nền giáo dục đã bị đóng khép và vốn trái ngược với những lý tưởng đương thời về khả năng tiếp cận và công bằng giáo dục sẽ dần dần được thay thế trong xu thế hội nhập.

Giáo dục mở được cho là một triết lý về cách tạo ra, chia sẻ và xây dựng kiến thức giúp mọi người trên thế giới có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực của giáo dục. Đây chính là đặc điểm cơ bản nhất của giáo dục: giáo dục chia sẻ kiến thức, hiểu biết và thông tin với người khác, qua đó có thể hình thành kiến thức, kỹ năng, ý tưởng và sự hiểu biết mới. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục mở nói trên, có thể khẳng định rằng, trên thế giới, giáo dục mở đã và đang được phát triển với 3 trụ cột: tài nguyên giáo dục mở, các khóa học trực tuyến quy mô lớn và các trường đại học mở.

Ở Việt Nam, có thể nói ngay từ khi thành lập nhà nước dân chủ đầu tiên ở châu Á năm 1945, tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện cơ sở lý luận sâu sắc cho giáo dục nói chung và giáo dục mở nói riêng với ý tưởng nhân văn, mong muốn “ai cũng được học hành” của Người.

Trong bối cảnh đổi mới, quan điểm và mục tiêu “Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo”; …”Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập...” là quan điểm và mục tiêu được nêu rất rõ trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám khóa XII về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, cơ sở lý luận về “giáo dục mở” chưa sáng tỏ, chưa có lộ trình cụ thể, còn có nhiều cách hiểu khác nhau và tiếp cận khác nhau.

Hiện nay, giáo dục mở nước ta đang đi theo hướng đổi mới hệ thống giáo dục, nhằm xây dựng nền giáo dục mở thực học, thực nghiệp, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện cho việc học suốt đời…. Tuy nhiên, để triển khai giáo dục mở ở Việt Nam có hiệu quả thực chất, cần có sự nghiên cứu, làm rõ hơn từ các nhà khoa học giáo dục, quản lý giáo dục, hoạch định chính sách để tìm được sự đồng thuận, nhất quán về khái niệm giáo dục mở, nhằm triển khai có hiệu quả quan điểm, mục tiêu về giáo dục mở theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo./. 
tuyen
Tin nổi bật
Cụm đồng bằng: Hội nghị giao ban công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024Cụm đồng bằng: Hội nghị giao ban công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024
Hội nghị giao ban công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Cụm Miền núi và Cụm Trực thuộc năm...Hội nghị giao ban công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Cụm Miền núi và Cụm Trực thuộc năm 2024
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh HóaPhó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa
Hơn 5.000 vé máy bay, ô tô miễn phí về quê đón Tết Nguyên đán 2025Hơn 5.000 vé máy bay, ô tô miễn phí về quê đón Tết Nguyên đán 2025
Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn đối thoại với thanh niên theo Luật Thanh niên 2020Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn đối thoại với thanh niên theo Luật Thanh niên 2020