Nâng cao hiệu quả ứng dụng các đề tài, dự án khoa học và công nghệ vào thực tiễn
Đăng lúc: 16:03:47 07/10/2019 (GMT+7)
Những năm gần đây, việc triển khai thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn tỉnh đã mang lại những kết quả nhất định, góp phần đưa các giống cây, con mới, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống nhằm nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Mô hình trồng nấm của anh Phạm Lân Quang, phố Ái Sơn 2, phường Đông Hải (TP Thanh Hóa).
Một ví dụ điển hình, sau nhiều năm thực hiện các dự án về xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu, đặc biệt là Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp tại Thanh Hóa”, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Phát triển công nghệ sinh học Thanh Hóa đã làm chủ được công nghệ và sản xuất giống nấm cấp 1, 2, cấp 3 các loại nấm rơm, nấm sò, mộc nhĩ, linh chi, nấm mỡ, nấm đùi gà, kim trâm,.. cung cấp giống cho sản xuất nấm trong và ngoài tỉnh. Cũng từ thực hiện dự án, đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu của trung tâm thường xuyên tư vấn kỹ thuật, tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân trong tỉnh, góp phần tiết kiệm đáng kể về chi phí phải đi học nghề sản xuất nấm ở Hà Hội, TP Hồ Chí Minh... của người dân. Theo đó, nhiều tổ chức đoàn thể, người dân ở 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã nắm vững quy trình kỹ thuật, đủ năng lực hình thành trang trại phát triển nghề trồng nấm ăn, nấm dược liệu. Tiêu biểu như trang trại nấm của anh Phạm Lân Quang, phố Ái Sơn 2, phường Đông Hải (TP Thanh Hóa) với quy mô 2.000m2, cho thu nhập từ 400 đến 500 triệu đồng/năm. Không chỉ mô hình của anh Quang, nhờ được tập huấn chuyển giao công nghệ, nắm vững quy trình kỹ thuật, trên địa bàn TP Thanh Hóa đã có gần 10 hộ gia đình đầu tư phát triển nghề trồng nấm. Tại các huyện: Quảng Xương, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Thường Xuân... nghề này cũng đang từng bước được nhân rộng.
Tương tự, sau gần 2 năm triển khai thực hiện Dự án “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP và sản xuất một số loại thuốc đông dược truyền thống của tỉnh Thanh Hóa”, đến nay, Công ty CP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa đã xây dựng thành công mô hình trồng dược liệu hy thiêm, ích mẫu theo tiêu chuẩn GACP với diện tích hàng chục ha tại huyện Ngọc Lặc và Thạch Thành. Kết quả của dự án không chỉ giúp cho quy trình sản xuất các sản phẩm viên hoàn cứng bao phim, bao đường hy đan, ích mẫu hoàn của Công ty CP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa được chuẩn hóa từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến việc cho ra sản phẩm chất lượng tốt, mà còn góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân, phát triển vùng trồng dược liệu an toàn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Hay như, từ việc thực hiện Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc đặt mảnh ghép nhân tạo điều trị thoát vị bẹn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa”, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đã ứng dụng thành công phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc đặt mảnh ghép nhân tạo điều trị thoát vị bẹn an toàn, hiệu quả, ít đau, ít tái phát, khả năng phục hồi sớm, giảm các chi phí cho người bệnh, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên làm cơ sở chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến huyện...
Sự thành công của các đề tài, dự án KH&CN đã và đang giúp các đơn vị, địa phương tiếp cận và ứng dụng thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn từ việc triển khai các đề tài, dự án khoa học vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Qua khảo sát, đánh giá của ngành chức năng, vẫn còn không ít đề tài, dự án sau khi nghiệm thu chưa phát huy hiệu quả, đặc biệt là những đề tài được triển khai từ năm 2015 trở về trước. Minh chứng cho thấy, trong số 298 đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh được triển khai thực hiện từ năm 2006 đến 2015, hiện nay chỉ có 170 nhiệm vụ phát huy hiệu quả, chiếm tỷ lệ 57%. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển ứng dụng công nghệ cao chỉ có 72/127 đề tài, dự án phát huy hiệu quả; lĩnh vực y dược phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng có 26/46 đề tài, dự án phát huy hiệu quả; lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có 34/57 đề tài, dự án phát huy hiệu quả. Nhiều người cho rằng nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do việc phổ biến kết quả của đề tài, dự án sau khi nghiệm thu chưa được rộng rãi; chất lượng của nhiều đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu; một số nhiệm vụ được chấp nhận đề xuất nhưng do năng lực của đơn vị chủ trì yếu nên gặp khó khăn trong việc thẩm định thuyết minh và kinh phí dẫn đến tiến độ thực hiện chậm, gia hạn kéo dài...
Trước những tồn tại, hạn chế trên, đòi hỏi ngành chức năng, chính quyền các cấp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng của các đề tài, dự án KH&CN vào thực tiễn. Trong đó, cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc xét duyệt các đề tài, dự án, mạnh dạn loại bỏ những đề tài, dự án thiếu khả thi và không phát huy được hiệu quả. Bởi nguồn vốn đầu tư có hạn nên cần lựa chọn và ưu tiên đầu tư cho các đề tài, dự án mang tính bức thiết và giải quyết kịp thời những khó khăn do thực tiễn đặt ra. Cùng với đó, cần nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức triển khai thực hiện các đề tài, dự án KH&CN, tránh tình trạng các đề tài, dự án sau khi nghiệm thu đưa vào áp dụng thực tế không mang lại hiệu quả, gây lãng phí ngân sách và giảm niềm tin của người dân.
Tương tự, sau gần 2 năm triển khai thực hiện Dự án “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP và sản xuất một số loại thuốc đông dược truyền thống của tỉnh Thanh Hóa”, đến nay, Công ty CP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa đã xây dựng thành công mô hình trồng dược liệu hy thiêm, ích mẫu theo tiêu chuẩn GACP với diện tích hàng chục ha tại huyện Ngọc Lặc và Thạch Thành. Kết quả của dự án không chỉ giúp cho quy trình sản xuất các sản phẩm viên hoàn cứng bao phim, bao đường hy đan, ích mẫu hoàn của Công ty CP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa được chuẩn hóa từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến việc cho ra sản phẩm chất lượng tốt, mà còn góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân, phát triển vùng trồng dược liệu an toàn, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. Hay như, từ việc thực hiện Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc đặt mảnh ghép nhân tạo điều trị thoát vị bẹn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa”, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cũng đã ứng dụng thành công phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc đặt mảnh ghép nhân tạo điều trị thoát vị bẹn an toàn, hiệu quả, ít đau, ít tái phát, khả năng phục hồi sớm, giảm các chi phí cho người bệnh, giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên làm cơ sở chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến huyện...
Sự thành công của các đề tài, dự án KH&CN đã và đang giúp các đơn vị, địa phương tiếp cận và ứng dụng thành công nhiều tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn từ việc triển khai các đề tài, dự án khoa học vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Qua khảo sát, đánh giá của ngành chức năng, vẫn còn không ít đề tài, dự án sau khi nghiệm thu chưa phát huy hiệu quả, đặc biệt là những đề tài được triển khai từ năm 2015 trở về trước. Minh chứng cho thấy, trong số 298 đề tài, dự án khoa học cấp tỉnh được triển khai thực hiện từ năm 2006 đến 2015, hiện nay chỉ có 170 nhiệm vụ phát huy hiệu quả, chiếm tỷ lệ 57%. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển ứng dụng công nghệ cao chỉ có 72/127 đề tài, dự án phát huy hiệu quả; lĩnh vực y dược phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng có 26/46 đề tài, dự án phát huy hiệu quả; lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội có 34/57 đề tài, dự án phát huy hiệu quả. Nhiều người cho rằng nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do việc phổ biến kết quả của đề tài, dự án sau khi nghiệm thu chưa được rộng rãi; chất lượng của nhiều đề xuất đặt hàng nhiệm vụ KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu; một số nhiệm vụ được chấp nhận đề xuất nhưng do năng lực của đơn vị chủ trì yếu nên gặp khó khăn trong việc thẩm định thuyết minh và kinh phí dẫn đến tiến độ thực hiện chậm, gia hạn kéo dài...
Trước những tồn tại, hạn chế trên, đòi hỏi ngành chức năng, chính quyền các cấp cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng của các đề tài, dự án KH&CN vào thực tiễn. Trong đó, cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc xét duyệt các đề tài, dự án, mạnh dạn loại bỏ những đề tài, dự án thiếu khả thi và không phát huy được hiệu quả. Bởi nguồn vốn đầu tư có hạn nên cần lựa chọn và ưu tiên đầu tư cho các đề tài, dự án mang tính bức thiết và giải quyết kịp thời những khó khăn do thực tiễn đặt ra. Cùng với đó, cần nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức triển khai thực hiện các đề tài, dự án KH&CN, tránh tình trạng các đề tài, dự án sau khi nghiệm thu đưa vào áp dụng thực tế không mang lại hiệu quả, gây lãng phí ngân sách và giảm niềm tin của người dân.
baothanhhoa.vn
Các tin khác
- Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng Thanh Hoá lần thứ 15, năm 2019
- Tặng Bằng khen cho 5 tập thể và 32 cá nhân tại Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc
- Chàng kỹ sư trẻ tìm hướng làm giàu từ hoa lan
- Làm chủ khoa học công nghệ, góp phần xây dựng nông thôn mới
- Giáo dục thời 4.0 thay đổi như thế nào?
- Thanh Hóa đạt giải ba Cuộc thi sáng tạo thanh, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 15 năm 2019
- Tôn vinh 112 trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2019
- Chủ tịch Quốc hội gặp mặt 112 nhà trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu
- Tỉnh đoàn Thanh Hóa tập huấn cho chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên, nhân dân.
- Tạm dừng cấp phép trang thông tin điện tử tổng hợp