Chủ động phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em

Đăng lúc: 08:00:00 18/08/2020 (GMT+7)

Tai nạn thương tích gây ra những hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ bởi đây là lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển về tâm, sinh lý và thể lực, đặc biệt tai nạn đuối nước thường dẫn đến tử vong. Nguyên nhân do kiến thức về an toàn trong cuộc sống của người dân còn hạn chế; cha mẹ, người chăm sóc trẻ em thiếu sự quan tâm, giám sát trẻ chặt chẽ; môi trường sống của trẻ em ở một số nơi chưa thật sự an toàn và người dân chưa có ý thức phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em. Trong khi đó, trẻ em vốn hiếu động, thích phám phá, thích leo trèo, nghịch ngợm, tắm ở sông, ao hồ, không nhận thức hết được những nguy hiểm có thể xảy ra.

Day_boi_phong_chong_duoi_nuoc (1).jpg 
Giáo viên hướng dẫn kỹ năng cho trẻ em

Với vai trò là tổ chức đại diện diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em, trong thời gian vừa qua, BTV Tỉnh đoàn đã và đang tích cực phối hợp với các cấp, các ngành, các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tập trung thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Trong đó, đã phối hợp với sở giáo dục và đào tạo, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Hội chữ thập đỏ tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chương trình học kỳ trong quân đội, giáo dục kỹ năng sống về phòng chống bạo lực học đường, phòng chống xâm hại, tai nạn thương tích, tai nạn đuối nước cho trẻ em. Trực tiếp đến thăm hỏi, động viên trẻ em, gia đình trẻ em là nạn nhân của các vụ việc xâm hại, tai nạn, thương tích; Xây dựng đề án đoàn thanh niên tham gia phòng chống đuối nước cho trẻ em giai đoạn 2021 - 2025

113680538_178695230297997_3878037592433930581_n.jpg

Dạy kỹ năng sử dụng bình cứu hỏa cho học viên


BTV Tỉnh đoàn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em thiết thực, hiệu quả; tạo điều kiện cho mọi trẻ em, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo có một kỳ nghỉ an toàn, lành mạnh. Các địa phương tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng sơ, cấp cứu các trường hợp khi bị tai nạn thương tích cho cán bộ, cộng tác viên tại cộng đồng; lồng ghép tuyên truyền các kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường… Bên cạnh đó, xây dựng và nhân rộng các mô hình an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em ở cơ sở nhằm giảm số trẻ em bị tai nạn, thương tích tại gia đình, trường học, cộng đồng; nâng cao kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích ở trẻ em cho cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, các thầy, cô giáo; tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc áp dụng các biện pháp thúc đẩy việc xây dựng mô hình: “Trường học an toàn”, “Cộng đồng an toàn”; đẩy mạnh xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em. Các trường học cũng tổ chức mở lớp huấn luyện bơi cho các em học sinh trong dịp hè. Các em được trang bị những kỹ năng bơi phổ thông như làm quen với môi trường nước, các hoạt động của động tác tay, chân, phối hợp tay, chân, thở và những kiến thức cơ bản khác nhằm giúp các em chủ động xử lý tình huống nguy hiểm khi tiếp xúc với nước góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích cho trẻ em, đồng thời tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ trong mùa hè… 

124364088_4057109647635832_4511154774956216625_n.jpg
Kỹ năng sử dụng áo pháo trong trường học


Đặc biệt là việc quản lý, định hướng và tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, an toàn, bổ ích cho trẻ em trong cuộc sống, trước mắt là những tháng nghỉ hè là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết cần được cần được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo… Các khu dân cư, tổ dân phố cần chú trọng vận động các nguồn lực trong nhân dân để đóng góp tổ chức các hoạt động văn hóa hè thiết thực cho thanh, thiếu nhi trên địa bàn. Các nhà trường, tổ chức Đoàn Thanh niên, Đội TNTP Hồ Chí Minh, cần chủ động hơn nữa trong các hoạt động định hướng và tạo sân chơi lành mạnh cho các em nhỏ; chú trọng huấn luyện, rèn luyện các kỹ năng về bơi, về phòng tránh các tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại, về Luật Giao thông đường bộ... Về phía gia đình, các bậc phụ huynh cần nhận thức và thay đổi môi trường nhằm phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em. Gia đình, các bậc cha mẹ, ông bà cần quan tâm, hướng dẫn, dạy cho trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh những mối nguy hiểm trong sinh hoạt, như không sờ vào ổ điện, tránh xa bếp lửa, nước sôi, cách lên xuống cầu thang an toàn, không tham gia các trò chơi điện tử bạo lực...

Bên cạnh tạo môi trường an toàn cho trẻ, các bậc phụ huynh và người trông giữ trẻ cần tự trang bị kiến thức, kỹ năng sơ, cấp cứu để có thể xử lý kịp thời, đúng cách khi có trẻ bị tai nạn. Đồng thời động viên các em đến với thư viện, ôn tập văn hóa hè và tham gia các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh, bổ ích tại các Trung tâm, Nhà văn hóa thiếu nhi.

Ban TTN Trường Học

Tin nổi bật
02 CÔNG TRÌNH, ĐỀ TÀI CỦA TUỔI TRẺ THANH HÓA ĐƯỢC VINH DANH TUYÊN DƯƠNG “TUỔI TRẺ SÁNG TẠO KHU VỰC...02 CÔNG TRÌNH, ĐỀ TÀI CỦA TUỔI TRẺ THANH HÓA ĐƯỢC VINH DANH TUYÊN DƯƠNG “TUỔI TRẺ SÁNG TẠO KHU VỰC ...
Nâng cao năng lực truyền thông về nhận thức của thanh niên & xã hội về học nghề, việc làm và...Nâng cao năng lực truyền thông về nhận thức của thanh niên & xã hội về học nghề, việc làm và ...
NHƯ THANH: TRIỂN KHAI 02 MÔ HÌNH HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO "CHỐNG RÁC THẢI NHỰA" NĂM 2024NHƯ THANH: TRIỂN KHAI 02 MÔ HÌNH HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO "CHỐNG RÁC THẢI NHỰA" NĂM 2024
THIỆU HOÁ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA CẤP UỶ, CHÍNH QUYỀN VỚI CÁN BỘ, ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN...THIỆU HOÁ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA CẤP UỶ, CHÍNH QUYỀN VỚI CÁN BỘ, ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN ...
Tuyên dương Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi tỉnh Thanh Hóa năm 2024Tuyên dương Cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi tỉnh Thanh Hóa năm 2024