Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống Nhân dân trong bối cảnh mới
(HCM.VN) - Chăm lo đời sống cho nhân dân để an dân, giữ yên đất nước có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động tổ chức, điều hành và quản lý xã hội của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người cống hiến trọn đời cho độc lập dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Những quan điểm, tư tưởng của Người về an sinh xã hội, chăm lo cho đời sống nhân dân, đến nay vẫn còn nguyên giá trị và được Đảng, Nhà nước Việt Nam vận dụng, phát huy trong mọi thời kỳ lịch sử, nhất là trong bối cảnh mới hiện nay.
Bồi dưỡng cán bộ trẻ theo phong cách Hồ Chí Minh
(TG) - Bồi dưỡng phong cách của đội ngũ cán bộ trẻ hiện nay theo phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách toàn diện của người cán bộ cách mạng.
Học và làm theo lời Bác dạy về công tác tuyên truyền
(TG) - Bác dạy: Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Phải dạy lý luận, công tác, chuyên môn cho cán bộ, đảng viên. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại. Chúng ta phải đánh thắng địch về mặt tuyên truyền cũng như bộ đội ta đã đánh thắng địch về mặt quân sự.
Bác Hồ với các cháu thiếu nhi
“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng/Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu nhi Việt Nam… Hồ Chí Minh kính yêu chúng em kính yêu Bác Hồ Chí Minh trọn một đời”, đó là những ca từ trong bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” của nhạc sĩ Phong Nhã đã ăn sâu vào tiềm thức của trẻ em Việt Nam.
Giữ vững tư cách người cách mạng
Muốn làm cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, điều quyết định là phải có một đảng cách mạng và những người cách mạng thật sự, vừa có năng lực cách mạng, vừa có đạo đức cách mạng. “Tự mình phải: Cần kiệm... Cả quyết sửa lỗi mình... Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm... Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể” (Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tập 2, tr. 280-281). Đó là tư cách, là đức và tài của người cán bộ.
Luôn có Bác trong tim
Sáng một ngày tháng 5, chúng tôi tìm về chung cư Phú Sơn, phường Phú Sơn (TP Thanh Hóa) để gặp bà Vũ Thị Kim Lan, người vinh dự 3 lần được gặp Hồ Chủ tịch. Tôi cảm nhận được sự xúc động dâng trào trong bà khi kể với chúng tôi về những lần được gặp và lắng nghe Bác nói chuyện.
Nhớ lời Bác dạy về “tài” và “đức”, nghĩ về đội ngũ cán bộ hôm nay
Từ lâu rồi, trong tâm thức của người dân Việt Nam đã có ngày kỷ niệm trọng đại: Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày ấy, nhớ đến Người, mỗi người dân của đất nước, trong đó có đội ngũ cán bộ đảng viên, khi nhớ đến đạo đức, nhân cách cao thượng và vô cùng trong sáng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ta lại tự nhắc nhớ đến lời dạy của Người về đạo đức và tư cách người cán bộ của dân, do dân và vì dân, đặc biệt là hai chữ “tài” và “đức”.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về rèn luyện tính Đảng trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” và sự vận dụng đối với giảng viên trường chính trị
Với cương vị là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, trong suốt quá trình cùng với Đảng lãnh đạo cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng, phát huy “tính Đảng” của cán bộ, đảng viên và yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên phải nêu cao “tính Đảng” trong công tác cũng như cuộc sống.
Vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh với các thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng
Để thực hiện đoàn kết tôn giáo, Hồ Chí Minh không chỉ xây dựng và tổ chức thực hiện trong thực tế những quan điểm tiến bộ, sáng tạo về tôn giáo mà còn tích cực đấu tranh với những thủ đoạn lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng.
Bác Hồ niềm tự hào về Đảng
Chúng ta đều biết, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập và rèn luyện Đảng ta. Từ đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đến một số vị lãnh đạo chủ chốt sau này đều từng là học trò trực tiếp của Người. Tuy nhiên, mỗi lần đề cập tới quá trình hình thành và phát triển của Đảng, tới truyền thống của Đảng, bên cạnh những đánh giá, nhận xét khách quan, khoa học (về những mặt ưu và khuyết điểm), bao giờ người cũng dành những lời lẽ chan chứa tự hào để ca ngợi Đảng, không phải theo kiểu “thầy khen trò” mà như thể người con bày tỏ tình cảm của mình trước công đức biển trời của cha mẹ.