Nguyễn Lê Ngọc Linh – Một tấm gương sáng “Dám nghĩ dám làm”

Đăng lúc: 08:38:53 14/06/2021 (GMT+7)

Dưới cái nắng gần 40 độ của mùa hè, chúng tôi có dịp tới thăm mô hình Vườn rừng bản Thổ của đoàn viên Nguyễn Lê Ngọc Linh, trú thôn Thanh Xuân, xã Hóa Quỳ, huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa). Với cái dáng dấp nhỏ bé, mảnh khảnh pha một chút vẻ thư sinh của cô gái bản Thổ , hiện nay Linh đã có bước đầu khá thành công với mô hình này, và hiện cho thu nhập 500 đến 600 triệu đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho 4 lao động thường xuyên với khoảng 10 lao động thời vụ với mức lương mỗi tháng 5 triệu đồng (trừ ăn, ở) đồng thời góp phần chống biến đổi khí hậu, lũ quét sạt lở đất tại khu vực miền núi Như Xuân.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình dân tộc Thổ nghèo tại xã Hóa Quỳ, sau khi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, Nguyễn Lê Ngọc Linh rời quê hương đi học Đại học học ở Hà Nội. Trong những năm tháng sinh viên, Linh luôn trăn trở ước mơ một ngày nào đó sẽ về lập nghiệp tại quê hương.
3a487cdac38837d66e99.jpg

Năm 2013, sau khi tốt nghiệp Linh xin vào làm tại một doanh nghiệp trực thuộc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam với thu nhập ổn định. Hàng ngày, khi đi làm về, em luôn dành vài tiếng để tìm hiểu trên mạng Internet, báo đài về tiềm năng, lợi thế của địa phương để một ngày nào đó về quê phát triển kinh tế rừng, sau đó hướng dẫn lại kiến thức cho bà con người Thổ để cùng phát triển sản xuất, giảm nghèo.

Kiểm tra thùng ong.jpg

Năm 2018, chị quyết định về quê lập nghiệp, Linh đã dùng 3 ha đất đồi của bố mẹ đẻ cho mượn để xây dựng mô hình "Vườn rừng bản Thổ". Đây là mô hình sản xuất trên đất đồi tự nhiên, không sử dụng thuốc bảo vệ thức vật, hóa chất. Những khu rừng sau khi trồng sẽ giúp đất đai bổ sung lại chất hữu cơ, tái sinh rừng và phủ xanh núi đồi, góp phần phòng, chống lũ quét và sạt lở đất.
Một góc trưng bày sản phẩm tại Đại hội.jpg

Khi mới khởi nghiệp, gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn ít, kiến thức về trồng rừng không có nhiều. Thế nhưng, Linh vẫn kiên trì thực hiện. Ngay sau khi vay mượn đủ nguồn vốn, em đã bắt đầu tìm những giống cây bản địa về trồng như keo, lát. Bước đầu, các loài cây này đều phát triển tốt.
cây trong vườn.jpg

Đến tháng 1/2019, khi vườn rừng đã phát triển, Linh lại bắt đầu đưa các lại cây có giá trị kinh tế cao vào trồng tại vườn rừng và kết hợp trồng các loài cây rừng quý như lim, trám, mắc khén, dổi… là những cây có tác dụng khôi phục lại các mạch nước ngầm dưới lòng đất. Đồng thời trồng thêm các loài cây như dổi rừng lấy hạt, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như bưởi, cam, ổi, mít.
Hành trồng mới cho thu hoạch (1).jpg

Ngoài ra, Linh còn trồng dưới tán rừng các loài cây hoa màu, cây bobo, cây ngô để lấy nguồn nhiên liệu làm thức ăn chăn nuôi tại chỗ và trồng các cây dược liệu như: cây thiên môn đông, gừng, nghệ, tỏi…
 
Là ĐV tiêu biểu đc tuyên dương tại lễ kỷ niệm 90 năm cấp tỉnh.jpg

Tới nay, "Vườn rừng bản Thổ" đã có hơn 50 loài cây rừng bản địa như lim, lát, dẻ, trám, mắc khén, dổi…cùng các loài cây hái quả gồm cam, quýt, bưởi và các loài dược liệu, cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi. Linh kết hợp chăn nuôi ong, gà trong rừng. Sản phẩm từ vườn rừng như mật ong, các cây rừng và các loại cây dược liệu, trái cây, nguyên liệu liệu chế biến thức ăn chăn nuôi…được bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Theo Linh, khi thực hiện thành công mô hình này, rừng sẽ phục hồi góp phần phòng, chống thiên tai, tạo động lực cho đoàn viên, thanh niên và nhân dân trên địa bàn huyện quyết tâm lập nghiệp, tiến tới thoát nghèo.
f771515cd90e2d50741f.jpg

Ngoài làm kinh tế giỏi, Linh còn thường xuyên tham gia các hoạt động Đoàn tại địa phương như: tham gia các phong trào tình nguyện, dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm góp phần xây dựng nông thôn mới tại xã Hóa Qùy, tích cực tuyên truyền và vận động người dân cùng chung tay đẩy lùi dịch COVID-19; thường xuyên giúp đỡ người nghèo, tạo việc làm cho lao động địa phương, thường xuyên chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các thanh niên khác trong xã để họ phát triển kinh tế.
vna_potal_thanh_hoa_khoi_nghiep_tu_mo_hinh_vuon_rung_ban_tho_stand.jpg

Để mở rộng sản xuất, vừa qua, Linh đã được Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vay thêm từ nguồn vốn khởi nghiệp 95 triệu đồng để mở một xưởng chế biến nông sản lớn trên địa bàn và thực hiện trồng thêm 4 ha vườn rừng bản Thổ tại huyện Ngọc Lặc trong thời gian tới. Qua đó, các dược liệu, nông sản, đặc sản của địa phương được nâng cao giá trị, góp phần giảm nghèo tại khu vực miền núi khó khăn.
Tại chung kết Cuộc thi dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020 do Trung ương Đoàn tổ chức, đồng chí Nguyễn Lê Ngọc Linh đã đoạt giải đặc biệt. Tỉnh Đoàn Thanh Hóa tặng Bằng khen ghi nhận thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2020.
Thời gian tới, Huyện Đoàn Như Xuân sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình "Vườn rừng bản Thổ" ra địa bàn để các đoàn viên, thanh niên học hỏi theo, đồng thời phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Như Xuân rà soát, tư vấn thủ tục vay vốn cho đoàn viên thanh niên khởi nghiệp.
 
Huyện Đoàn Như Xuân
Tin nổi bật
Cụm đồng bằng: Hội nghị giao ban công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024Cụm đồng bằng: Hội nghị giao ban công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024
Hội nghị giao ban công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Cụm Miền núi và Cụm Trực thuộc năm...Hội nghị giao ban công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Cụm Miền núi và Cụm Trực thuộc năm 2024
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh HóaPhó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa
Hơn 5.000 vé máy bay, ô tô miễn phí về quê đón Tết Nguyên đán 2025Hơn 5.000 vé máy bay, ô tô miễn phí về quê đón Tết Nguyên đán 2025
Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn đối thoại với thanh niên theo Luật Thanh niên 2020Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn đối thoại với thanh niên theo Luật Thanh niên 2020