CÂU CHUYỆN XÚC ĐỘNG PHÍA SAU BỨC ẢNH TÂN KỸ SƯ TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC BÁCH KHOA HÀ NỘI VÀ MẸ
Đăng lúc: 16:00:00 14/05/2024 (GMT+7)
Trong Lễ tốt nghiệp tại Đại học Bách khoa Hà Nội ngày 11/5 vừa qua, một bức ảnh xúc động đã gây “bão” mạng xã hội. Hình ảnh chàng tân kỹ sư ôm người mẹ mặc áo, đội mũ cử nhân, trên khuôn mặt khắc khổ của mẹ là ánh mắt chứa chan tự hào đã nhận về “mưa tim” và không ít những bình luận chúc mừng. Đặc biệt hơn, đó còn là bức ảnh ghi lại món quà đặc biệt tân kỹ sư ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa Trần Đình Dư dành tặng mẹ nhân Ngày của Mẹ năm nay.
Bức ảnh đặc biệt trong lễ tốt nghiệp
Lễ tốt nghiệp là dịp vô cùng trọng đại đối với bất cứ sinh viên nào. Đó là giây phút mà các bạn sinh viên đã chờ đợi trong suốt những năm tháng đại học, là giây phút chứng kiến thành quả của sự cố gắng nỗ lực của bản thân trong những năm tháng thanh xuân tươi đẹp. Nhưng với Trần Đình Dư, buổi lễ ấy còn mang một ý nghĩa đặc biệt. Đó là ngày cậu được trao tặng mẹ món quà đặc biệt - tấm bằng Kỹ sư loại Xuất sắc. Đây là bao mồ hôi, công sức lao động của bố mẹ để Dư có được ngày hôm nay.
Ít ai biết đây là bức ảnh đầu tiên chàng trai và mẹ đã có chụp cùng nhau. Dư chia sẻ: “Ban đầu, mẹ tôi cũng khá ngần ngại, không muốn đi vì lo tốn kém chi phí và dở dang công việc ở nhà. Nhưng tôi đã cố gắng thuyết phục mẹ tham dự để có thể chụp chung với mẹ một tấm hình. Hai mẹ con tôi chưa có bức ảnh nào cùng nhau!”.
Và bức ảnh tuyệt vời ấy đã được ra đời. Bức ảnh người mẹ khoác trên người chiếc áo và đội mũ cử nhân của cậu con trai, bên cạnh là chàng tân kỹ sư Bách khoa Hà Nội với nụ cười mãn nguyện khi đã hoàn thành ước mơ của mẹ. Trần Đình Dư tâm sự khi ấy mẹ cậu cũng e ngại, không nỡ mặc áo cử nhân của con. Dư phải nói đùa rằng: “Đây là tiền của, công sức của mẹ cả đấy, mẹ mặc vào đi”, mẹ Dư chần chừ mãi rồi mới khoác áo lên người.
Ít ai biết đây là bức ảnh đầu tiên chàng trai và mẹ đã có chụp cùng nhau. Dư chia sẻ: “Ban đầu, mẹ tôi cũng khá ngần ngại, không muốn đi vì lo tốn kém chi phí và dở dang công việc ở nhà. Nhưng tôi đã cố gắng thuyết phục mẹ tham dự để có thể chụp chung với mẹ một tấm hình. Hai mẹ con tôi chưa có bức ảnh nào cùng nhau!”.
Và bức ảnh tuyệt vời ấy đã được ra đời. Bức ảnh người mẹ khoác trên người chiếc áo và đội mũ cử nhân của cậu con trai, bên cạnh là chàng tân kỹ sư Bách khoa Hà Nội với nụ cười mãn nguyện khi đã hoàn thành ước mơ của mẹ. Trần Đình Dư tâm sự khi ấy mẹ cậu cũng e ngại, không nỡ mặc áo cử nhân của con. Dư phải nói đùa rằng: “Đây là tiền của, công sức của mẹ cả đấy, mẹ mặc vào đi”, mẹ Dư chần chừ mãi rồi mới khoác áo lên người.
Cuối cùng, thành quả lao động vất vả của người mẹ cũng đã được đền đáp xứng đáng bằng sự hạnh phúc khi thấy con trai của mình xuất sắc tốt nghiệp. Ngày của Mẹ năm nay, Trần Đình Dư đã tặng mẹ một món quà vô cùng ý nghĩa.
Niềm vui ngày tốt nghiệp của Trần Đình Dư cùng mẹ và dì
Thành công của con - Sự hy sinh của cha mẹ
Dư là con út trong gia đình thuần nông có 4 người con ở Hà Nam. Cuộc sống gia đình phụ thuộc vào đồng lương thợ xây của bố và công việc trồng trọt của mẹ. “Ban đầu, tôi không có trong kế hoạch của bố mẹ vì lúc đó hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố tôi sợ đẻ nhiều con, sẽ không nuôi được hết. Nhưng mẹ tôi đã đấu tranh rất nhiều để sinh ra tôi. Và cũng vì thế, ông ngoại đã đặt cho tôi cái tên Trần Đình Dư. Giờ đây, cái tên ấy đã xuất hiện trên tấm bằng Kỹ sư Xuất sắc của Đại học Bách khoa Hà Nội.” – Dư hóm hỉnh kể lại.
Nhưng dù gia đình vất vả, mẹ cũng chưa bao giờ để Dư phải động tay vào những việc nặng nhọc. Dư hồi tưởng: “Ngày còn bé, tôi thường ngồi trên chiếc xe kéo chở sắn của mẹ để theo mẹ vào đồi. Lên đến nơi, mẹ cũng không để tôi giúp đỡ, chỉ cho tôi ngồi chơi đợi mẹ làm việc. Lúc đó, tôi còn rất nhỏ, vô lo vô nghĩ, nhưng giờ nhớ lại, tôi thấy thương mẹ vô cùng.” Dù rằng mang theo gánh nặng của những tải sắn, tải khoai nhưng với tình thương con vô bờ bến, mẹ của Dư chẳng bao giờ để cậu phải chịu cảnh khó khăn, vất vả.
Lớn lên, cứng cáp hơn một chút, bố mẹ cũng không để Dư phụ giúp những công việc nặng nhọc mà luôn tạo điều kiện để cậu dành thời gian cho việc học. Thương bố mẹ vất vả, Trần Đình Dư luôn chủ động học tập, luôn giữ vị trí top đầu trong lớp, khi có thời gian rảnh cậu cũng đỡ đần những việc nhỏ trong nhà để bố mẹ yên tâm làm việc.
Ước mơ của mẹ
“Trước khi đến với Bách khoa, tôi từng có mơ ước trở thành người sĩ quan trong quân đội. Học bộ đội vừa bớt gánh nặng về học phí cho bố mẹ, vừa giúp tôi rèn giũa bản thân cứng cáp hơn để gánh vác gia đình”. Do điều kiện thể chất không cho phép nên Dư đã phải dừng chân ở vòng sơ tuyển quân đội. Tuy không thực hiện được mong muốn của mình, nhưng Dư luôn nhận được sự động viên từ hai người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời: Mẹ và dì.
“Mẹ chỉ mong con luôn mạnh khỏe, bình an trưởng thành.” – Câu nói này đã tiếp thêm động lực khiến Đình Dư quyết định sau nhiều lần mông lung về lựa chọn của bản thân. Dư hiểu rằng dù cậu có theo đuổi con đường nào, cũng có mẹ luôn ủng hộ vô điều kiện.
Dưới sự định hướng của dì, Trần Đình Dư ứng tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội – ngôi trường đào tạo kỹ thuật hàng đầu cả nước. Với quyết tâm vượt khó, Đình Dư đã xuất sắc đỗ vào ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá, một trong số ngành “hot" và thuộc top ngành có điểm đầu vào cao nhất Đại học Bách khoa Hà Nội. Và giờ đây, cậu sinh viên năm ấy đã cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc với GPA 3.69, trở thành tân kỹ sư của Đại học Bách khoa Hà Nội.
“Hành trình 5 năm tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp tôi trưởng thành, thực hiện ước mơ mà mẹ luôn ấp ủ. Bước ra khỏi cánh cổng đại học, tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để bố mẹ có cuộc sống đỡ vất vả hơn, đồng thời góp phần tô điểm màu cờ sắc áo Bách khoa, khẳng định giá trị sinh viên Bách khoa Hà Nội.” – Trần Đình Dư tràn đầy nhiệt huyết bày tỏ.
Dư là con út trong gia đình thuần nông có 4 người con ở Hà Nam. Cuộc sống gia đình phụ thuộc vào đồng lương thợ xây của bố và công việc trồng trọt của mẹ. “Ban đầu, tôi không có trong kế hoạch của bố mẹ vì lúc đó hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố tôi sợ đẻ nhiều con, sẽ không nuôi được hết. Nhưng mẹ tôi đã đấu tranh rất nhiều để sinh ra tôi. Và cũng vì thế, ông ngoại đã đặt cho tôi cái tên Trần Đình Dư. Giờ đây, cái tên ấy đã xuất hiện trên tấm bằng Kỹ sư Xuất sắc của Đại học Bách khoa Hà Nội.” – Dư hóm hỉnh kể lại.
Nhưng dù gia đình vất vả, mẹ cũng chưa bao giờ để Dư phải động tay vào những việc nặng nhọc. Dư hồi tưởng: “Ngày còn bé, tôi thường ngồi trên chiếc xe kéo chở sắn của mẹ để theo mẹ vào đồi. Lên đến nơi, mẹ cũng không để tôi giúp đỡ, chỉ cho tôi ngồi chơi đợi mẹ làm việc. Lúc đó, tôi còn rất nhỏ, vô lo vô nghĩ, nhưng giờ nhớ lại, tôi thấy thương mẹ vô cùng.” Dù rằng mang theo gánh nặng của những tải sắn, tải khoai nhưng với tình thương con vô bờ bến, mẹ của Dư chẳng bao giờ để cậu phải chịu cảnh khó khăn, vất vả.
Lớn lên, cứng cáp hơn một chút, bố mẹ cũng không để Dư phụ giúp những công việc nặng nhọc mà luôn tạo điều kiện để cậu dành thời gian cho việc học. Thương bố mẹ vất vả, Trần Đình Dư luôn chủ động học tập, luôn giữ vị trí top đầu trong lớp, khi có thời gian rảnh cậu cũng đỡ đần những việc nhỏ trong nhà để bố mẹ yên tâm làm việc.
Ước mơ của mẹ
“Trước khi đến với Bách khoa, tôi từng có mơ ước trở thành người sĩ quan trong quân đội. Học bộ đội vừa bớt gánh nặng về học phí cho bố mẹ, vừa giúp tôi rèn giũa bản thân cứng cáp hơn để gánh vác gia đình”. Do điều kiện thể chất không cho phép nên Dư đã phải dừng chân ở vòng sơ tuyển quân đội. Tuy không thực hiện được mong muốn của mình, nhưng Dư luôn nhận được sự động viên từ hai người phụ nữ quan trọng trong cuộc đời: Mẹ và dì.
“Mẹ chỉ mong con luôn mạnh khỏe, bình an trưởng thành.” – Câu nói này đã tiếp thêm động lực khiến Đình Dư quyết định sau nhiều lần mông lung về lựa chọn của bản thân. Dư hiểu rằng dù cậu có theo đuổi con đường nào, cũng có mẹ luôn ủng hộ vô điều kiện.
Dưới sự định hướng của dì, Trần Đình Dư ứng tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội – ngôi trường đào tạo kỹ thuật hàng đầu cả nước. Với quyết tâm vượt khó, Đình Dư đã xuất sắc đỗ vào ngành Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá, một trong số ngành “hot" và thuộc top ngành có điểm đầu vào cao nhất Đại học Bách khoa Hà Nội. Và giờ đây, cậu sinh viên năm ấy đã cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp loại xuất sắc với GPA 3.69, trở thành tân kỹ sư của Đại học Bách khoa Hà Nội.
“Hành trình 5 năm tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp tôi trưởng thành, thực hiện ước mơ mà mẹ luôn ấp ủ. Bước ra khỏi cánh cổng đại học, tôi sẽ nỗ lực hơn nữa để bố mẹ có cuộc sống đỡ vất vả hơn, đồng thời góp phần tô điểm màu cờ sắc áo Bách khoa, khẳng định giá trị sinh viên Bách khoa Hà Nội.” – Trần Đình Dư tràn đầy nhiệt huyết bày tỏ.
Nguồn: Cổng TTĐT trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Các tin khác
- Không phụ tấm lòng cao cả của bác dâu, cô gái Mường mồ côi đậu đại học
- Người cán bộ đoàn với tấm lòng thiện nguyện cao cả
- Cô bé đến lớp trên lưng bạn bè
- Trách nhiệm vì công việc chung của phố
- Bác sĩ Lê Thị Vinh - gương sáng ngành y
- Thầy giáo quân hàm xanh “cõng chữ” lên non
- CÂU CHUYỆN XÚC ĐỘNG PHÍA SAU BỨC ẢNH TÂN KỸ SƯ TỐT NGHIỆP XUẤT SẮC BÁCH KHOA HÀ NỘI VÀ MẸ
- Thoát nghèo nhờ trồng rừng kết hợp chăn nuôi
- Tuổi trẻ Thiệu Hóa học và làm theo Bác
- Tấm lòng dành cho trẻ tự kỷ
Tin nổi bật
Huyện Đoàn Thọ Xuân ra mắt Đội TNXK bảo vệ môi trường và trao hỗ trợ mô hình “Thùng rác xanh” tại...